Tách quy trình chính sách khỏi chương trình lập pháp hàng năm từ 01/4/2025

Quy định riêng biệt chương trình chính sách và chương trình lập pháp hàng năm từ 01/4/2025.

Đăng bài: 17:03 09/04/2025

Tách quy trình chính sách khỏi chương trình lập pháp hàng năm từ 01/4/2025

Tách quy trình chính sách khỏi chương trình lập pháp hàng năm từ 01/4/2025 (Hình từ Internet)

Tách quy trình chính sách khỏi chương trình lập pháp hàng năm từ 01/4/2025 

Trước đây, tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 đã qyuy định xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm 06 mục và được thực hiện theo quy trình như sau:

+ Mục 1: Lập chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh

+ Mục 2: Soạn thảo Luật, pháp lệnh, Nghị quyết

+ Mục 3: Thẩm tra Dự án Luật, Pháp lệnh, Dự thảo Nghị quyết

+ Mục 4: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về Dự án Luật, Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội

+ Mục 5: Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua Dự án Luật, Pháp lệnh, Dự thảo Nghị quyết

+ Mục 6: Công bố Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết

Từ ngày 01/4/2025: Quốc hội ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, tại Chương III xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm 04 mục và được thực hiện theo quy trình như sau:

+ Mục 1: Định hướng lập pháp nhiệm kỳ và chương trình lập pháp hàng năm của Quốc hội

+ Mục 2: Xây dựng chính sách

+ Mục 3: Soạn thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

+ Mục 4: Kiểm tra, thông qua, công bố Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Vậy tại Chương III Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, quy trình xây dựng, ban hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết phải được thực hiện qua 02 bước với tổng thời gian tối thiểu khoảng 22 tháng, trong đó: 

 [1] Lập đề nghị xây dựng để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm (thời gian thực hiện cần tối thiểu 10 tháng)

[2] Sau khi được đưa vào Chương trình, các cơ quan sẽ tiến hành soạn thảo, trình dự thảo văn bản để Quốc hội xem xét, thông qua theo tiến độ đã được xác định trong Chương trình (thời gian thực hiện tối thiểu 12 tháng).

Tại Chương III Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, quy định đổi mới quy trình chính sách theo hướng:

[1] Tách quy trình chính sách ra khỏi quy trình lập dự kiến Chương trình lập pháp hằng năm thành 02 mục riêng biệt (Mục 1, Mục 2 Chương III)

[2] Phân định rõ quy trình chính sách và quy trình soạn thảo (Mục 2 và Mục 3 Chương III)

Theo đó, chỉ quy định thực hiện quy trình 02 giai đoạn (xây dựng chính sách và soạn thảo) Luật, Pháp lệnh mới; Luật, Pháp lệnh thay thế các Luật, Pháp lệnh hiện hành; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật có nội dung hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp; Nghị quyết thí điểm của Quốc hội.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025, Quốc hội có thẩm quyền ban hành Luật và Nghị quyết. Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền ban hành pháp lệnh (trong trường hợp được Quốc hội giao) và Nghị quyết.

Thẩm quyền ban hành Luật và Nghị quyết của Quốc hội

Quốc hội ban hành luật để quy định:

[1] Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;

[2] Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; tố tụng tư pháp;

[3] Chính sách cơ bản về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định các thứ thuế, về huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

[4] Chính sách cơ bản về quốc phòng, an ninh quốc gia; hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

[5] Chính sách cơ bản về đối ngoại; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác;

[6] Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

[7] Trưng cầu ý dân;

[8] Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;

[9] Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp và luật.

Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:

[1] Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định của luật hiện hành;

[2] Tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;

[3] Vấn đề khác do Quốc hội quyết định.

Thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh trong trường hợp được Quốc hội giao.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:

[1] Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

[2] Tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;

[3] Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

[4] Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;

[5] Nội dung được luật, nghị quyết của Quốc hội giao, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025;

[6] Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

10 Hoàng Yến

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...