Đến năm 2045, quy mô kinh tế số đạt tối thiểu bao nhiêu GDP?

Đến năm 2045, quy mô kinh tế số đạt tối thiểu bao nhiêu GDP? Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được quy định như thế nào?

Đăng bài: 00:48 23/05/2025

Đến năm 2045, quy mô kinh tế số đạt tối thiểu bao nhiêu GDP?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 quy định như sau:

MỤC TIÊU
...
Tầm nhìn đến năm 2045
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Theo đó, có thể thấy, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2045 quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số hàng đầu khu vực và thế giới, đồng thời nằm trong nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đồng thời, tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế trong giai đoạn mới. Trong đó, đề cập các nội dung chính bao gồm:

[1] Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

[2] Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

[3] Tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

[4] Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

[5] Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

[6] Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

[7] Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Việc tổ chức thực hiện được phân công cụ thể như sau: Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ được thành lập, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban, cùng với Hội đồng Tư vấn quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đảng đoàn Quốc hội có trách nhiệm rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan.

Chính phủ được giao xây dựng chương trình hành động, cụ thể hóa các chính sách và hoàn thành trong năm 2025. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng các tổ chức chính trị - xã hội sẽ đóng vai trò lãnh đạo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết. Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ phối hợp triển khai công tác tuyên truyền nội dung Nghị quyết, trong khi Văn phòng Trung ương Đảng chịu trách nhiệm theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện.

Trên đây là thông tin về "Đến năm 2045, quy mô kinh tế số đạt tối thiểu bao nhiêu GDP?"

Đến năm 2045, quy mô kinh tế số đạt tối thiểu bao nhiêu GDP?

Đến năm 2045, quy mô kinh tế số đạt tối thiểu bao nhiêu GDP? (Hình từ Internet)

Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Mục 1 Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2020 quy định về giải pháp như sau:

[1] Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020.

[2] Xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam của từng ngành, từng địa phương theo giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

[3] Xác lập 01 đầu mối ở Trung ương và 01 đầu mối ở mỗi địa phương để thực hiện việc tổng hợp, điều phối, tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số.

[4] Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn 2020 - 2021.

[5] Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh,...

[6] Cải cách các quy định về Quỹ phát triển khóa học và công nghệ của doanh nghiệp để cho phép đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp công nghệ đánh giá hiệu quả dựa trên tổng mức đầu tư theo chu kỳ 3 - 5 năm, hoàn thành trong năm 2021.

[7] Đơn giản hóa các thủ tục quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tăng cường đầu tư cho ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

[8] Nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với nguồn vốn huy động từ xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.

[9] Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 5 - 10 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển một số sản phẩm số trọng điểm quốc gia, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trước năm 2025.

[10] Phát triển tối thiểu 5 - 10 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa vào sử dụng trước năm 2025.

[11] Định kỳ tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

[12] Tuyên dương các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiêu biểu thực hiện tốt chiến lược “Make in Viet Nam” và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Từ khóa: Quy mô kinh tế số Quy mô kinh tế số đạt tối thiểu Đến năm 2045 Quy mô kinh tế Kinh tế số Nghị Quyết 57 GDP Công nghệ số Chuyển đổi số

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...