Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Số điện thoại khẩn cấp khi xảy ra động đất? Các biện pháp ứng phó đối với động đất được quy định như thế nào?
Số điện thoại khẩn cấp khi xảy ra động đất? Các biện pháp ứng phó đối với động đất được quy định như thế nào?
Số điện thoại khẩn cấp khi xảy ra động đất?
Căn cứ tại Tiểu mục 1, 2 Mục 1 Điều 1 Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tổ chức thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung cho tình huống tìm kiếm, cứu nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định như sau:
Phê duyệt Đề án tổ chức thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung cho các tình huống tìm kiếm, cứu nạn (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI
1. Mục tiêu của Đề án
a) Xây dựng mô hình kỹ thuật thông tin liên lạc phục vụ tiếp nhận thông tin yêu cầu trợ giúp khẩn cấp dùng chung cho các tình huống tìm kiếm, cứu nạn phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế hoạt động chỉ đạo, điều hành tìm kiếm, cứu nạn hiện nay tại Việt Nam nhằm tăng cường hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu nạn, giảm thiểu các thiệt hại về người và tài sản của nhà nước và nhân dân;
c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Đề án;
d) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư xây dựng hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn sử dụng số điện thoại 112.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện Đề án.
b) Phê duyệt và chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đầu tư dự án xây dựng hệ thống thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn sử dụng số điện thoại 112;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ban hành quy định miễn phí cước gọi từ thuê bao điện thoại cố định, di động vào số điện thoại khẩn cấp phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn;
d) Chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến việc triển khai áp dụng số điện thoại liên lạc khẩn cấp phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông kết nối với hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn sử dụng số điện thoại 112 và đảm bảo khả năng truy nhập đến số điện thoại 112 thông suốt trong mọi tình huống.
...
Đồng thời, theo điểm b khoản 1 Điều 13 về Quy hoạch kho số viễn thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BTTTT quy định như sau:
Số dịch vụ mạng viễn thông cố định mặt đất
1. Số dịch vụ khẩn cấp được quy hoạch theo nguyên tắc sau:
a) Có độ dài 3 chữ số;
b) Có cấu trúc cụ thể như sau: 112 là số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn; 113 là số dịch vụ gọi Công an; 114 là số dịch vụ gọi Cứu hoả; 115 là số dịch vụ gọi Cấp cứu y tế;
c) Số dịch vụ khẩn cấp là số dịch vụ toàn quốc.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì số điện thoại 112 là tổng đài khẩn cấp dùng chung trên toàn quốc, phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn.
Khi gặp các tình huống nguy cấp như động đất, thiên tai, lũ lụt, tai nạn hoặc sự cố khác, có thể gọi đến tổng đài 112 để nhận sự trợ giúp kịp thời. Số điện thoại 112 luôn đảm bảo kết nối thông suốt và khả năng truy cập trong mọi tình huống.
Đặc biệt, cuộc gọi đến số 112 từ các thuê bao điện thoại cố định và di động hoàn toàn miễn phí.
Số điện thoại khẩn cấp khi xảy ra động đất? Các biện pháp ứng phó đối với động đất được quy định như thế nào? (Hình từ internet)
Các biện pháp ứng phó đối với động đất được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi Điểm d Khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai như sau:
Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
...
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
...
4. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất, sóng thần được quy định như sau:
a) Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;
b) Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần;
c) Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;
d) Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;
đ) Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
...
Theo đó, theo quy định trên thì biện pháp cơ bản ứng phó đối với động đất, sóng thần được quy định như sau:
[1] Chủ động trú, tránh, bảo đảm an toàn khi xảy ra động đất;
[2] Chủ động sơ tán ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của sóng thần;
[3] Tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương;
[4] Bố trí nơi ở tạm, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, nhu yếu phẩm khác cho người dân bị ảnh hưởng;
[5] Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai.
Trên đây là thông tin về "Số điện thoại khẩn cấp khi xảy ra động đất? Các biện pháp ứng phó đối với động đất được quy định như thế nào?"
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];