Quyết định 759/QĐ-TTg: Diện tích, dân số của 34 tỉnh thành sau sáp nhập?

Quyết định 759/QĐ-TTg: Diện tích, dân số của 34 tỉnh thành sau sáp nhập? Quy định về phân loại đơn vị hành chính ra sao?

Đăng bài: 08:10 15/04/2025

Quyết định 759/QĐ-TTg: Diện tích, dân số của 34 tỉnh thành sau sáp nhập?

Vừa qua, ngày 14/4/2025, Thủ tướng ban hành Quyết định 759/QĐ-TTg phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Đề án sáp nhập tỉnh).

Quyết định 759/QĐ-TTg TẢI VỀ

Cụ thể, phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp như sau:

[1] Sáp nhập tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.795,6 km2 và quy mô dân số 1.731.600 người.

[2] Sáp nhập tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lào Cai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 13.257 km2 và quy mô dân số 1.656.500 người.

[3] Sáp nhập tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.375,3 km2và quy mô dân số 1.694.500 người.

[4] Sáp nhập tỉnh Hòa Bình, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ để thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Phú Thọ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.361,4 km2 và quy mô dân số 3.663.600 người.

[5] Sáp nhập tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 4.718,6 km2 và quy mô dân số 3.509.100 người.

[6] Sáp nhập tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Hưng Yên, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 2.514,8 km2và quy mô dân số 3.208.400 người.

[7] Sáp nhập tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Hải Phòng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.194,7 km2 và quy mô dân số 4.102.700 người.

[8] Sáp nhập tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định và tỉnh Ninh Bình (đã được quy hoạch đến năm 2030, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Ninh Bình, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 3.942,6 km2 và quy mô dân số 3.818.700 người.

[9] Sáp nhập tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.700 km2và quy mô dân số 1.584.000 người.

[10] Sáp nhập tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là thành phố Đà Nẵng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 11.859,6 km2 và quy mô dân số 2.819.900 người.

[11] Sáp nhập tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 14.832,6 km2 và quy mô dân số 1.861.700 người.

[12] Sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 21.576,5 km2 và quy mô dân số 3.153.300 người.

[13] Sáp nhập tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa (đã được quy hoạch đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc trung ương) thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8555,9km2 và quy mô dân số 1.882.000 người.

[14] Sáp nhập tỉnh Đắk Nông, tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 24.233,1 km2 và quy mô dân số 3.324.400 người.

[15] Sáp nhập tỉnh Phú Yên và tỉnh Đắk Lắk thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đắk Lắk, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 18.096,4 km2 và quy mô dân số 2.831.300 người.

[16] Sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh thành 1 thành phố trực thuộc trung ương có tên gọi là Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.772,6 km2 và quy mô dân số 13.608.800 người.

[17] Sáp nhập tỉnh Bình Phước và tỉnh Đồng Nai thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 12.737,2 km2 và quy mô dân số 4.427.700 người.

[18] Sáp nhập tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Tây Ninh, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Tân An, tỉnh Long An hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 8.536,5 km2 và quy mô dân số 2.959.000 người.

[19] Sáp nhập tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ thành 1 thành phố trực thuộc trung ương mới có tên gọi là thành phố Cần Thơ, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ hiện nay (giảm 2 tỉnh), có diện tích tự nhiên 6.360,8 km2 và quy mô dân số 3.207.000 người.

[20] Sáp nhập tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hiện nay (giảm 2 tỉnh) có diện tích tự nhiên 6.296,2 km2 và quy mô dân số 3.367.400 người.

[21] Sáp nhập tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 5.938,7 km2 và quy mô dân số 3.397.200 người.

[22] Sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Cà Mau, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 7.942,4 km2 và quy mô dân số 2.140.600 người.

[23] Sáp nhập tỉnh Kiên Giang và tỉnh An Giang thành 1 tỉnh mới có tên gọi là tỉnh An Giang, trung tâm hành chính - chính trị đặt tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang hiện nay (giảm 1 tỉnh) có diện tích tự nhiên 9.888,9 km2 và quy mô dân số 3.679.200 người.

Trên đây là thông tin về " Quyết định 759/QĐ-TTg: Diện tích, dân số của 34 tỉnh thành sau sáp nhập?"

Quyết định 759/QĐ-TTg: Diện tích, dân số của 34 tỉnh thành sau sáp nhập?

Quyết định 759/QĐ-TTg: Diện tích, dân số của 34 tỉnh thành sau sáp nhập? (Hình từ Internet)

Quy định về phân loại đơn vị hành chính ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về phân loại đơn vị hành chính quy định như sau:

Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì phân loại đơn vị hành chính được quy định như sau:

[1] Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.

[2] Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Xem thêm:

40 Phạm Lê Trung Hiếu

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...