Quầng mặt trời là gì? Báo hiệu điều gì? Nội dung và mức độ điều tra tài nguyên điện mặt trời hiện nay như thế nào?
Quầng mặt trời là gì? Hiện tượng quầng mặt trời áo hiệu điều gì, có nguy hiểm không? Nội dung và mức độ điều tra tài nguyên điện mặt trời hiện nay như thế nào?
Nội dung chính
Quầng mặt trời là gì? Báo hiệu điều gì?
Quầng mặt trời (còn gọi là hào quang mặt trời) là một hiện tượng thiên văn có tên khoa học là Halo, đây là hiện tượng có những vòng ánh sáng bao quanh mặt trời.
Bầu khí quyển chứa nhiều loại khí khác nhau, bao gồm oxy, nitơ và hơi nước. Ở độ cao nhất định, hơi nước sẽ ngưng tụ và đông lại thành các tinh thể băng. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào các tinh thể này, hình dạng của chúng sẽ khiến ánh sáng bị khúc xạ, giống như hiện tượng xảy ra khi ánh sáng đi qua một lăng kính.
Quầng mặt trời là quá trình quang học xảy ra trong tự nhiên. Được hình thành từ hiệu ứng khúc xạ ánh sáng.
Quầng mặt trời là hiện tượng bình thường, cho thấy dấu hiệu của thời tiết đang thay đổi, có thể xuất hiện mưa giông. Tuy nhiên, một số quầng hào quang chỉ đơn thuần là tín hiệu cho thấy lượng nước ở thượng quyển gia tăng. Điều này không hề liên quan tới các thảm họa thời tiết diễn ra trong tự nhiên.
Trên đây là thông tin tham khảo về "Quầng mặt trời là gì? Báo hiệu điều gì?".
Quầng mặt trời là gì? Báo hiệu điều gì? Nội dung và mức độ điều tra tài nguyên điện mặt trời hiện nay như thế nào? (Hình từ Internet)
Nội dung và mức độ điều tra tài nguyên điện mặt trời hiện nay như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT, nội dung và mức độ điều tra tài nguyên điện mặt trời hiện nay được quy định như sau:
- Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu; khảo sát, đo đạc, phân tích, đánh giá về tài nguyên điện mặt trời:
+ Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu hiện có về bức xạ mặt trời; khảo sát, đo đạc về bức xạ mặt trời trong trường hợp có nhu cầu bổ sung thông tin, dữ liệu;
+ Khảo sát, xác định thời gian chiếu sáng, số giờ nắng trung bình hàng ngày, theo tháng và theo năm;
+ Phân tích, đánh giá cường độ bức xạ mặt trời, tổng bức xạ mặt trời, phân bố bức xạ mặt trời, tính ổn định và sự biến động của nguồn năng lượng mặt trời trên khu vực điều tra.
- Thu thập, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về địa hình, khí tượng, thủy văn:
+ Đặc điểm địa hình: độ cao, độ sâu (đối với khu vực biển, hồ), độ dốc và số liệu đặc trưng bề mặt khác tại khu vực điều tra;
+ Nhiệt độ, độ ẩm không khí trung bình hàng ngày, theo tháng và theo năm; số ngày mưa;
+ Các hiện tượng khí tượng, thủy văn về bão, gió mạnh, lũ quét, ngập lụt và các hiện tượng thiên tai khác tại khu vực điều tra.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tiềm năng tài nguyên điện mặt trời tại khu vực điều tra; phân vùng các khu vực có triển vọng phát triển điện mặt trời.
Không gian điều tra tài nguyên điện mặt trời trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam ưu tiên ở đâu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2025/TT-BTNMT, thực hiện điều tra cơ bản tài nguyên điện mặt trời trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam; ưu tiên, tập trung tại các khu vực sau đây:
- Các khu vực có cường độ bức xạ mặt trời trên 4,0 kWh/m²/ngày.
- Các khu vực có điều kiện thuận lợi có thể phát triển điện mặt trời:
+ Khu vực đất được sử dụng kết hợp mục đích điện mặt trời theo quy định của pháp luật về đất đai; khu vực đất trống, đất chưa sử dụng hoặc không thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội khác;
+ Mái nhà, công trình xây dựng có tiềm năng để phát triển điện mặt trời áp mái;
+ Khu vực có vị trí gần hạ tầng lưới điện phát triển; có khả năng kết nối với lưới điện sẵn có hoặc đã được quy hoạch.
Từ khóa: Quầng mặt trời Quầng mặt trời là gì Báo hiệu điều gì Vòng ánh sáng bao quanh mặt trời Tài nguyên điện mặt trời Điện mặt trời Điều tra tài nguyên điện mặt trời
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;