Nhấn vào mũi tên để hiện thể loại con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc
Bảo hiểm và phúc lợi
Thuế và thu nhập
Biểu mẫu và hợp đồng
Hỏi đáp pháp luật
Chính sách lao động
Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế?
Trong lĩnh vực quản lý thuế thì Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ quyền hạn gì? Quản lý rủi ro trong quản lý thuế có quy định như thế nào?
Đăng bài: 20/12/2024 23:24
Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm toán nhà nước như sau:
[1] Thực hiện kiểm toán hoạt động đối với cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước, pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan.
[2] Đối với kiến nghị của Kiểm toán nhà nước liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế được quy định như sau:
- Trường hợp Kiểm toán nhà nước trực tiếp kiểm toán người nộp thuế theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước 2015 có nội dung kiến nghị về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước thì Kiểm toán nhà nước phải gửi biên bản hoặc báo cáo kiểm toán cho người nộp thuế và người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện kiến nghị theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì người nộp thuế có quyền khiếu nại kiến nghị của Kiểm toán nhà nước;
- Trường hợp Kiểm toán nhà nước không trực tiếp kiểm toán đối với người nộp thuế mà thực hiện kiểm toán tại cơ quan quản lý thuế có nội dung kiến nghị nêu trong báo cáo kiểm toán liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế thì Kiểm toán nhà nước gửi bản trích sao có kiến nghị liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế để thực hiện. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không đồng ý với nghĩa vụ thuế phải nộp thì người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan quản lý thuế, Kiểm toán nhà nước xem xét lại nghĩa vụ thuế phải nộp. Căn cứ đề nghị của người nộp thuế, Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc xác định chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực quản lý thuế? (Hình từ Internet)
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế có quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về quản lý rủi ro trong quản lý thuế như sau:
[1] Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro trong đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, nợ thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, hoàn thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
[2] Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong khai thuế, hoàn thuế, không thu thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế và các nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.
[3] Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế gồm nghiệp vụ thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; xây dựng tiêu chí quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
[4] Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được quy định như sau:
- Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế được thực hiện dựa trên hệ thống các tiêu chí, thông tin về lịch sử quá trình hoạt động của người nộp thuế, quá trình tuân thủ pháp luật và mối quan hệ hợp tác với cơ quan quản lý thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và mức độ vi phạm pháp luật về thuế;
- Phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan quản lý thuế xem xét các nội dung có liên quan, gồm thông tin về dấu hiệu rủi ro; dấu hiệu, hành vi vi phạm trong quản lý thuế; thông tin về kết quả hoạt động nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế, cơ quan khác có liên quan theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019;
- Cơ quan quản lý thuế sử dụng kết quả đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và kết quả phân loại mức độ rủi ro trong quản lý thuế để áp dụng các biện pháp quản lý thuế phù hợp.
[5] Cơ quan quản lý thuế ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu phục vụ việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
[6] Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tiêu chí đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại mức độ rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
Quy định về nguyên tắc quản lý thuế?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định cụ thể về nguyên tắc quản lý thuế như sau:
[1] Mọi tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của luật.
[2] Cơ quan quản lý thuế, các cơ quan khác của Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý thu thực hiện việc quản lý thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.
[3] Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
[4] Thực hiện cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý thuế; áp dụng các nguyên tắc quản lý thuế theo thông lệ quốc tế, trong đó có nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế, nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế và các nguyên tắc khác phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
[5] Áp dụng biện pháp ưu tiên khi thực hiện các thủ tục về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định của Chính phủ.
Những trường hợp nào phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế? Từ 01/01/2025, thời gian tính tiền chậm nộp tiền thuế được quy định như thế nào?
Tổ chức hành nghề công chứng gồm các tổ chức nào? Từ 01/07/2025, tổ chức hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng?
Thẻ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông được cấp đổi trong trường hợp nào từ 28/01/2025? Hồ sơ đề nghị cấp đổi Thẻ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông gồm những gì từ 28/01/2025?
03 hình thức hành nghề của công chứng viên từ ngày 01/07/2025? Từ 01/07/2025, công chứng viên bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng trong các trường hợp nào?
Xem nhiều nhất gần đây
Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT quy định danh mục và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực giáo dục
Theo quy định hiện hành trong phương án sử dụng lao động gồm danh sách người phải nghỉ việc hay không?
Human Capital Software giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc quản lý nhân sự, tăng hiệu quả tuyển dụng và đảm bảo sự phát triển bền vững. Tại sao nó lại quan trọng?
Tài sản công đoàn có được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động tham gia công đoàn đúng không? Người lao động xem công khai tài chính công đoàn bằng những hình thức nào?
Ai là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định? Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được quy định như thế nào?
Cung hoàng đạo ảnh hưởng đến cuộc sống qua tính cách, các mối quan hệ và quyết định cá nhân. Làm thế nào để hiểu rõ hơn về bản thân qua cung hoàng đạo và thay đổi vận mệnh?
04 hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Dữ liệu 2024 kể từ ngày 01/7/2025? Thu thập, tạo lập dữ liệu được quy định như thế nào?
Người lao động có được thỏa thuận về mức đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung hay không? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung được quy định như thế nào?
Ngày 30/11/2024, Quốc hội thông qua Luật Điện lực 2024 gồm 6 nhóm chính sách lớn, được cấu trúc thành 09 Chương, 81 Điều.
Miễn trừ giấy phép bán buôn điện cho tổ chức phát điện lên lưới quốc gia? Điều kiện cấp và trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực?