Nguồn gốc câu nói "Hòa bình có đẹp không?" từ đâu? Trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước và xã hội như thế nào?
Nguồn gốc câu nói "Hòa bình có đẹp không?" từ đâu? Trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước và xã hội như thế nào?
Nguồn gốc câu nói "Hòa bình có đẹp không?" từ đâu? (Hình từ Internet)
Nguồn gốc câu nói "Hòa bình có đẹp không?" từ đâu?
Trong những ngày này, cả nước Việt Nam đang hòa mình trong bầu không khí chào mừng đại lễ của toàn dân tộc – lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) với nhiều hoạt động nổi bật, đáng chú ý là chuỗi hoạt động tại TPHCM, trong đó có diễu binh diễu hành.
Trước những hình ảnh oai hùng không kém sự tự hào, nhiều người đã thốt ra rằng "Hòa bình có đẹp không?". Câu hỏi "Hòa bình có đẹp không?" không chỉ xuất hiện trong các cuộc trò chuyện mà còn lan tỏa trên các diễn đàn của thế hệ trẻ. Hỏi cũng là trả lời vì mọi người đã cảm nhận, thấu hiểu sâu sắc về vẻ đẹp của hòa bình, là sự bình an xen lẫn tự hào về đất nước.
Vậy nguồn gốc thực sự của "Hòa bình có đẹp không?" từ đâu?
Được biết câu hỏi xuất hiện tại một phân cảnh đầy rung động trong phim “Áo lụa Hà Đông”, khi bé An hỏi bố Gù rằng: "Hòa bình có đẹp không hả bố", cô bé sinh ra và lớn lên trong thời chiến, được cô giáo dạy hai chữ "hòa bình", nhưng cô bé chưa biết hòa bình là gì.
Bố Gù cũng không biết hòa bình là gì cả. Vì ngay từ khi bố Gù sinh ra, đất nước đâu có hòa bình. Nên khi nghe cô bé hỏi, bố hơi nhíu mày. Bố Gù trả lời rằng bố chưa bao giờ thấy được hòa bình, nhưng chắc là đẹp lắm, đẹp như con vậy…
Cuối phim, hai bố con đều không thể thấy được hòa bình. Bé An bị bom đạn không kích thiệt mạng ngay khi đang đọc bài văn, nhiều học sinh và giáo viên cũng thiệt mạng. Còn bố Gù cũng mất sau đó vì chiến tranh. Rốt cuộc, câu hỏi được đặt ra, nhưng chẳng ai trả lời được, hai bố con không thể thấy được "hòa bình".
Lưu ý: Thông tin nguồn gốc câu nói "Hòa bình có đẹp không?" từ đâu? nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước và xã hội như thế nào?
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên có quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Tại Điều 12 và Điều 13 Luật Thanh niên 2020 có nội dung quy định về trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước và xã hội như sau:
[1] Trách nhiệm đối với Tổ quốc
- Phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc; xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; đảm nhận công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách khi Tổ quốc yêu cầu.
- Đấu tranh với các âm mưu, hoạt động gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
[2] Trách nhiệm đối với Nhà nước và xã hội
- Gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân
- Tham gia giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia.
- Chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật; tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật.
- Xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh tạo việc làm; tham gia bảo vệ môi trường và các hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội.
- Tích cực tham gia hoạt động chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];