Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lễ Khao lề thế lính là gì? Ý nghĩa như thế nào? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?
Lễ Khao lề thế lính là gì? Có ý nghĩa ra sao? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?
Lễ Khao lề thế lính là gì? Ý nghĩa như thế nào?
Lễ Khao lề thế lính là một nghi lễ truyền thống độc đáo của ngư dân vùng đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ và tri ân những người lính Hoàng Sa - Trường Sa năm xưa đã hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Theo lịch sử, từ thời nhà Nguyễn, mỗi năm triều đình đều cử các đội Hoàng Sa ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để thực hiện nhiệm vụ cắm mốc, khai thác sản vật và khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Những chuyến đi ấy đầy hiểm nguy và không phải ai cũng trở về. Vì thế, người dân tổ chức lễ "Khao lề thế lính" như một cách thay thân nhân làm lễ cho người đã khuất - gọi là "thế lính" - để an ủi vong linh những người lính Hoàng Sa đã nằm lại nơi biển cả.
Lễ hội này không chỉ là nét văn hóa tâm linh đặc sắc mà còn mang thông điệp sâu sắc về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm và ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng
Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về "Lễ khao lề thế lính là gì? Ý nghĩa như thế nào?"
Xem thêm:
- Lễ hội Đền Đô 2025 ở Bắc Ninh diễn ra vào ngày mấy? Lễ hội Đền Đô là gì?
- Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025 hoãn khai mạc đến ngày mấy?
- Lễ hội chùa Thầy là gì? Lễ hội chùa Thầy 2025 diễn ra vào ngày nào?
Lễ Khao lề thế lính là gì? Ý nghĩa như thế nào? Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách quản lý và bảo vệ biển được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012, chính sách quản lý và bảo vệ biển bao gồm:
- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.
- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.
- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.
- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.
- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.
Quản lý và bảo vệ biển tuân theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012, quản lý và bảo vệ biển tuân theo những nguyên tắc sau đây:
- Quản lý và bảo vệ biển được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế khác mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Các cơ quan, tổ chức và mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.
- Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];