Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lễ hội Gò tháp là gì? Lễ hội Gò tháp 2025 vào ngày mấy?
Lễ hội Gò tháp là gì? Lễ hội Gò tháp 2025 diễn ra ở đâu? Người tham gia lễ hội Gò Tháp có quyền và trách nhiệm ra sao?
Lễ hội Gò tháp là gì? Lễ hội Gò tháp 2025 diễn ra ở đâu?
Lễ hội Gò Tháp là lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Đồng Tháp, được tổ chức hai lần mỗi năm vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch tại khu di tích Gò Tháp, huyện Tháp Mười. Lễ hội nhằm tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc: Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều, đồng thời tưởng niệm những vị anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngoài ra lễ hội còn là nơi để người dân cầu mong sức khỏe, may mắn và bình an.
Lễ hội bao gồm các hoạt động như dâng hương, tế lễ, múa lân, hát bội và các trò chơi dân gian, thu hút đông đảo du khách tham gia. Đây là dịp để người dân thể hiện lòng tri ân, giữ gìn bản sắc văn hóa và tăng thêm tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Lễ hội Gò Tháp bao gồm hai phần chính: phần nghi thức cúng lễ và phần hội hè.
Trong phần nghi lễ, bên cạnh các lễ cúng chính như lễ cúng Bà Chúa Xứ, Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều, còn có các lễ cầu an, lễ cúng Thần Nông, lễ thỉnh sinh… Mỗi nghi lễ đều có trình tự cúng tế riêng nhưng điểm chung là luôn có bài văn tế được bô lão chánh bái đọc với sự hỗ trợ của các nghi thức phụ như dàn nhạc lễ, dâng trà, rượu, hương. Nội dung các bài văn tế thường ca ngợi công đức của các bậc tiền nhân hoặc cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Như vậy, lễ hội Gò Tháp được tổ chức hai lần trong năm vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch tại khu di tích Gò Tháp, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Lưu ý: Thông tin trên " Lễ hội Gò tháp là gì? Lễ hội Gò tháp 2025 diễn ra ở đâu?" chỉ mang tính chất tham khảo.
Lễ hội Gò tháp là gì? Lễ hội Gò tháp 2025 vào ngày mấy? (Hình từ Internet)
Người tham gia lễ hội Gò Tháp có quyền và trách nhiệm ra sao?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
1. Người tham gia lễ hội có các quyền sau
a) Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
b) Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
c) Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội Gò Tháp như sau:
- Người tham gia lễ hội Gò Tháp có các quyền sau đây:
+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng;
+ Thể hiện mong muốn Điều tốt đẹp, may mắn đến với cá nhân, gia đình, quê hương và đất nước;
+ Được giao lưu, sinh hoạt văn hóa và hưởng thụ những giá trị văn hóa tinh thần.
- Người tham gia lễ hội Gò Tháp có các trách nhiệm sau đây:
+ Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
+ Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
+ Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
+ Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
Lưu ý: Ngoài việc chấp hành tốt những quy định trên thì đối với cán bộ công chức viên chức không đi lễ hội trong giờ hành chính, không được dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];