Giáo hoàng là gì? Việt Nam có đại điện trong Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng không?

Giáo hoàng là gì? Việt Nam có đại điện trong Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng không? Pháp luật Việt Nam quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?

Đăng bài: 16:45 09/05/2025

Giáo hoàng là gì? Việt Nam có đại điện trong Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng không?

Giáo hoàng (hay còn gọi là Giáo chủ) là người được tín đồ xưng là Đức thánh cha. Giáo hoàng được coi là  vị kế thừa thánh tông đồ Phê-Rô, là đại diện của chúa Giêsu nơi trần gian, là vị chủ chăn tối cao đối với toàn thể tín đồ đạo Công giáo. Giáo hoàng là người có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với Giáo hội, từ giáo triều Vatican đến giáo hội địa phương và giáo hội cơ sở.

Giáo hoàng do Hội đồng Hồng y bầu ra khi tòa thánh trống ngôi (tức là khi vị Giáo hoàng trước qua đời) và giữ nguyên chức vị đó cho đến chết. Phẩm phục của Giáo hoàng là màu trắng. Giáo hoàng thực hiện quyền lực của mình thông qua Giám mục đoàn, Hội đồng Hồng y và bộ máy giáo triều Vatican.

Theo truyền thống, kể từ sau khi một Giáo hoàng qua đời hoặc từ nhiệm, Hồng y Nhiếp chính sẽ đảm trách việc điều hành công việc tại Vatican trong giai đoạn Sede Vacante (Trống Tòa). Hồng y Nhiếp chính có nhiệm vụ xác nhận và công bố tin Giáo hoàng qua đời, tổ chức tang lễ và chuẩn bị cho Mật nghị Hồng y (Conclave) để bầu tân Giáo hoàng.

Đặc biệt chỉ các hồng y dưới 80 tuổi mới đủ điều kiện trở thành hồng y cử tri tham gia Mật nghị.

Về phía Việt Nam, từng có tổng cộng sáu vị hồng y. Tuy nhiên đến năm 2025, chỉ còn hai vị hồng y còn sống là Hồng y Jean-Baptiste Phạm Minh Mẫn (sinh năm 1934) và Hồng y Peter Nguyễn Văn Nhơn (sinh năm 1938). 

Thế nhưng cả hai vị đều đã trên 80 tuổi, nên không đủ điều kiện tham gia Mật nghị Hồng y năm 2025 để bầu Giáo hoàng.

Lưu ý, thông tin về "Giáo hoàng là gì? Việt Nam có đại điện trong Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng không?" chỉ mang tính tham khảo!

Giáo hoàng là gì? Việt Nam có đại điện trong Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng không?

Giáo hoàng là gì? Việt Nam có đại điện trong Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng không? (Hình từ Internet)

Pháp luật Việt Nam quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.

Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào?

Căn cứ tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

[1] Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

[2] Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.

[3] Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

7 Nguyễn Thị Hiền

Từ khóa: Giáo hoàng là Mật nghị hồng y bầu Giáo hoàng Quyền tự do tín ngưỡng bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...