Đã có Tân Giáo hoàng 2025? Kết quả bầu chọn Đức Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y?
Đã có Tân Giáo hoàng 2025? Kết quả bầu chọn Đức Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định ra sao?
Đã có Tân Giáo hoàng 2025? Kết quả bầu chọn Đức Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y?
Tòa thánh Vatican đã triệu tập Mật nghị Hồng y vào ngày 7/5 vừa qua nhằm chọn ra người kế nhiệm Giáo hoàng Francis, người đã qua đời vào ngày 21/4.
Vòng bỏ phiếu đầu tiên
Vào chiều tối ngày 7/5 (giờ Vatican), khoảng hơn ba giờ sau khi Mật nghị Hồng y bắt đầu, khói đen đã bốc lên từ ống khói trên nóc Nhà nguyện Sistine. Đây là dấu hiệu cho thấy các Hồng y cử tri chưa đạt được sự đồng thuận để bầu ra Giáo hoàng mới trong ngày đầu tiên.
Vòng bỏ phiếu thứ hai và thứ ba
Lúc 11:51 trưa ngày 8/5 (giờ Vatican), tức 16:51 theo giờ Việt Nam, khói đen một lần nữa xuất hiện từ Nhà nguyện Sistine. Sau hai vòng bỏ phiếu buổi sáng, tổng cộng ba vòng tính đến thời điểm này, 133 Hồng y cử tri vẫn chưa thể bầu ra Tân Giáo hoàng. Cả hai vòng bỏ phiếu thứ hai và thứ ba đều không đạt tỷ lệ tối thiểu 2/3 (tức ít nhất 89 phiếu thuận) cần thiết.
Vòng bỏ phiếu thứ tư – Đã có Tân Giáo hoàng
Theo thông báo chính thức từ Tòa thánh Vatican, vào lúc 23:09 (giờ Việt Nam) ngày 8/5/2025, khói trắng đã bốc lên từ ống khói Nhà nguyện Sistine, kèm theo tiếng chuông vang lên từ Thánh đường Thánh Phêrô. Đây là tín hiệu xác nhận Giáo hội Công giáo Rôma đã có Tân Giáo hoàng – vị Giáo hoàng thứ 267 trong lịch sử.
Tân Giáo hoàng được bầu chọn sau vòng bỏ phiếu thứ tư, với tối thiểu 2/3 số phiếu bầu (ít nhất 89 trong tổng số 133 Hồng y cử tri), sau quá trình cầu nguyện và phân định đầy nghiêm cẩn.
Lễ đăng quang chính thức của tân Giáo hoàng sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Giáo hoàng mới là Hồng y Robert Prevost. Ông sẽ trở thành Đức Giáo Hoàng Leo. Ông là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử. Ông sẽ được gọi là Đức Giáo hoàng Leo XIV.
Lưu ý: Thông tin về "Đã có Tân Giáo hoàng 2025? Kết quả bầu chọn Đức Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y?" chỉ mang tính tham khảo!
Đã có Tân Giáo hoàng 2025? Kết quả bầu chọn Đức Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y? (Hình từ Intrenet)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:
[1] Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
[2] Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
[3] Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
[1] Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
[2] Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
[3] Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
[4] Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
[5] Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Xem thêm: Cập nhật kết quả bầu chọn Giáo hoàng năm 2025 tại Mật nghị Hồng y
Từ khóa: tín ngưỡng tôn giáo Tân Giáo hoàng Tân Giáo hoàng 2025 Đức Giáo hoàng Mật nghị hồng y Đức Giáo hoàng năm 2025 Quyền tự do tín ngưỡng tự do tín ngưỡng Người nước ngoài
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;