Dự thảo Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng 2024.

Đăng bài: 00:02 14/03/2025

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bao gồm 2 Điều:

- Điều 1: Về nội dung sửa đổi, bổ sung 3 Điều vào sau Điều 198 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 gồm:

+ Điều 198a: Quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

+ Điều 198b: Kê biên tài sản của bên phải thi hành án đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản nợ xấu.

+ Điều 198c: Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính.

- Điều 2: Về điều khoản thi hành.

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Dự thảo Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (Hình từ Internet)

Nội dung cơ bản của dự thảo Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 như sau:

[1] Bổ sung Điều 198a vào sau Điều 198 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 để thực hiện Chính sách 1 trong hồ sơ đề nghị xây dựng

Về nội dung cụ thể, hiện có 02 phương án:

- Giải pháp 1:

(i) Quy định rõ TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ được quyền thu giữ tài sản bảo đảm. Bổ sung nguyên tắc trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm, TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội.

(ii) Quy định các điều kiện phải đáp ứng để thực hiện được việc thu giữ, bao gồm: (1) Khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về dân sự; (2) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm có quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; (3) Biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; (4) Tài sản bảo đảm không phải là tài sản tranh chấp trong vụ án đã được thụ lý nhưng chưa được giải quyết hoặc đang được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật; (5) TCTD, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ.

(iii) Quy định thủ tục thu giữ đối với tài sản bảo đảm là bất động sản.

(iv) Quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm.

- Giải pháp 2: Giữ nguyên hiện trạng quy định tại luật hiện hành và giao Chính phủ quy định chi tiết.

[2] Bổ sung Điều 198b vào sau Điều 198 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 để thực hiện Chính sách 2 trong hồ sơ đề nghị xây dựng

- Giải pháp 1: Quy định theo hướng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên phải thi hành án đang bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu không bị kê biên để thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, trừ trường hợp thi hành bản án, quyết định về cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước

 ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

- Giải pháp 2: Giữ nguyên hiện trạng quy định tại luật hiện hành và giao Chính phủ quy định chi tiết.

[3] Bổ sung Điều 198c vào sau Điều 198 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 để thực hiện Chính sách 3 trong hồ sơ đề nghị xây dựng Quy định sau khi hoàn tất thủ tục xác định chứng cứ và xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm hoàn trả vật chứng trong vụ án hình sự là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo đề nghị của bên nhận bảo đảm là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu.

- Giải pháp 1: Bổ sung quy định đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu bị tạm giữ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hoàn trả cho bên nhận bảo đảm là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu khi có đề nghị của các chủ thể này.

- Giải pháp 2: Giữ nguyên hiện trạng quy định tại luật hiện hành và giao Chính phủ quy định chi tiết.

Xem toàn văn Dự thảo Luật sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 TẠI ĐÂY.

Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành là Luật nào?

Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành là Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được Quốc hội thông qua vào 18/01/2024.

Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.

Xem thêm:

24 Trần Thanh Rin

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...