Chính thức thông qua Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi theo Nghị quyết 102?
Chính thức thông qua Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi theo Nghị quyết 102? 05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định như thế nào?
Chính thức thông qua Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi theo Nghị quyết 102?
Vừa qua, ngày 18/04/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ: Về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Nghị quyết 102/NQ-CP TẢI VỀ
Cụ thể, tại Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2025 thì Chính phủ đã thông qua dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) do Bộ Nội vụ trình tại Tờ trình 1195/TTr-BNV ngày 10/4/2025.
Theo đó, giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
[1] Chịu trách nhiệm về việc tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật và các văn bản liên quan trình Quốc hội theo quy định;
[2] Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội; chủ động báo cáo, giải trình trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội về dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết 102/NQ-CP năm 2025.
Trên đây là thông tin về "Chính thức thông qua Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi theo Nghị quyết 102?"
Chính thức thông qua Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi theo Nghị quyết 102? (Hình từ Internet)
05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi quy định về 05 nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
[1] Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
[2] Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
[3] Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
[4] Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
[5] Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Hiện hành, quy định về phân loại đơn vị hành chính ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 về phân loại đơn vị hành chính quy định như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì phân loại đơn vị hành chính được quy định như sau:
[1] Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
[2] Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Xem thêm:
- Quyết định 758: Ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp?
- Công văn 03: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có thể trở thành lãnh đạo cấp xã khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
- Thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương nào sẽ giải thể khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp? Thế nào là tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];