Câu đố kiến thức: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi vào năm nào?
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi vào năm nào? Môn lịch sử giúp học sinh nhận thức những giá trị truyền thống của dân tộc như thế nào?
Câu đố kiến thức: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi vào năm nào?
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, với sự kiện Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Với chiến thắng lịch sử này, miền Nam được giải phóng hoàn toàn, đất nước Việt Nam thống nhất, chấm dứt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân Việt Nam đã tạo cảm hứng cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Lưu ý: thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Câu đố kiến thức: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi vào năm nào? (Hình ảnh Internet)
Môn lịch sử giúp học sinh nhận thức những giá trị truyền thống của dân tộc như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Mục II Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, quy định về xây dựng chương trình môn Lịch sử nhấn mạnh sâu sắc quan điểm dân tộc và nhân văn.
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức đúng về:
- Những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu.
- Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, vị thế của quốc gia - dân tộc trong khu vực và trên thế giới trong các thời kì lịch sử, hướng tới xây dựng lòng tự hào dân tộc chân chính, nhận thức được thế mạnh và cả những hạn chế trong di tồn lịch sử của dân tộc;
- Các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, chống các định kiến, kì thị về xã hội, văn hóa, sắc tộc, tôn giáo; hướng tới các giá trị khoan dung, nhân ái, tôn trọng sự khác biệt và bình đẳng giữa các dân tộc, các cộng đồng người, các giới và nhóm xã hội; hướng tới hòa bình, hòa giải, hòa hợp và hợp tác;
- Có thái độ đúng đắn, tích cực đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, hướng tới phát triển bền vững và đấu tranh vì thế giới hòa bình, xã hội tiến.
Yêu cầu cần đạt về năng lực lịch sử trong môn Lịch sử được quy định thế nào?
Căn cứ Mục IV Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT, quy định các yêu cầu cần đạt về năng lực lịch sử như sau:
- Về yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
Môn Lịch sử góp phần hình thành, phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.
- Về yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù
Chương trình môn Lịch sử giúp học sinh phát triển năng lực lịch sử trên nền tảng kiến thức cơ bản và nâng cao về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam thông qua hệ thống chủ đề, chuyên đề về lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, văn minh. Năng lực lịch sử có các thành phần là: tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử như sau:
- Tìm hiểu lịch sử:
+ Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.
+ Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.
- Nhận thức và tư duy lịch sử
+ Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.
+ Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
+ Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];