Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy có thuộc hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt không?
Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy có thuộc hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt không? Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy được quy định như thế nào?
Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy có thuộc hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt không?
Căn cứ Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Bảo vệ nguồn nước mặt
Bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
1. Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
2. Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy;
3. Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
4. Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch;
5. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy;
6. Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy thuộc hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt.
Xem thêm 07 chức năng cơ bản của nguồn nước là gì?
Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy có thuộc hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt không? (Hình từ Internet)
Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy
1. Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy là hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm tăng cường khả năng giữ nước của đất, phòng, chống xói mòn đất, sạt lở, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, bảo vệ và phát triển nguồn nước.
2. Nhà nước có chính sách bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ theo quy hoạch; điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy trên lưu vực sông; phân bổ nguồn thu từ khai thác tài nguyên nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, bảo đảm công bằng, hợp lý.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng tài nguyên nước làm ảnh hưởng đến diện tích rừng phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Do vậy, thực hiện việc bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy sẽ được quy định như sau:
- Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy là hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm tăng cường khả năng giữ nước của đất, phòng, chống xói mòn đất, sạt lở, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét, bảo vệ và phát triển nguồn nước.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ, phát triển rừng, khuyến khích chuyển loại rừng từ rừng sản xuất sang rừng phòng hộ theo quy hoạch; điều phối, phân bổ nguồn thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn sinh thủy trên lưu vực sông; phân bổ nguồn thu từ khai thác tài nguyên nước ở các địa phương hạ nguồn để chi trả cho các địa phương thượng nguồn, bảo đảm công bằng, hợp lý.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hồ chứa, dự án khai thác, chế biến khoáng sản và các hoạt động khác có sử dụng tài nguyên nước làm ảnh hưởng đến diện tích rừng phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ để phục vụ hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Phát triển khoa học, công nghệ trong quản lý, bảo vệ, điều hòa, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
1. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ để phục vụ các hoạt động sau đây:
a) Điều tra cơ bản tài nguyên nước; hạch toán tài nguyên nước; xây dựng bộ chỉ số quốc gia về an ninh nguồn nước;
b) Quan trắc, giám sát, dự báo nguồn nước;
c) Điều hoà, phân phối tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số; xây dựng hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định, quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực;
d) Các giải pháp ứng phó, phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, sạt lở lòng, bờ, bãi sông, hồ; ứng dụng công nghệ tiên tiến để xử lý nước biển thành nước ngọt;
đ) Giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
e) Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nước trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
g) Xử lý nước thải, cải tạo, phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; giải pháp phát triển nguồn nước, bảo vệ nguồn sinh thủy;
h) Vận hành điều tiết hồ chứa, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước; kiểm soát nguồn nước, tạo nguồn, tích trữ nước và xây dựng mạng lưới liên kết, chuyển nước;
i) Chế tạo thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm; cải tiến, đổi mới, nâng cấp thiết bị sử dụng nước.
Theo đó, thực hiện việc bảo vệ nguồn sinh thủy là một trong những hoạt động mà nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ phải nghiên cứu và bảo vệ.
Xem thêm Việc thực hiện phát triển nguồn sinh thủy có nằm trong hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt hay không?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN SỰ. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về email [email protected];
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Huân chương lao động hạng nào cao nhất? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho tập thể là bao nhiêu?
Thủ tục đổi bằng lái xe 2025 do ngành Giao thông vận tải cấp như thế nào? Hồ sơ đề nghị đổi bằng lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp gồm những gì?
Năm 2025, vi phạm nồng độ cồn dưới mức 0,25 có bị xử phạt không? Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn dưới 0,25 là bao nhiêu? Thẩm quyền xử phạt hành vi điều khiển xe có hành vi vi phạm nồng độ cồn là ai?
Các cơ sở dạy thêm ngoài trường cần đáp ứng những yêu cầu nào để được phép giảng dạy?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Mức xử phạt lỗi không gương xe máy 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người có thẩm quyền xử phạt hành vi không gắn gương chiếu hậu bên trái đối với xe máy? Các hình thức nộp phạt?
Năm 2025, xe máy chỉ lắp 1 gương chiếu hậu bên trái liệu có bị xử phạt? Mức xử phạt đối với lỗi xe không gương được quy định như thế nào? Quy định về kích thước gương chiếu hậu xe gắn máy ra sao?
Người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Vạch xương cá là gì? Lỗi đè lên vạch xương cá năm 2025 đối với xe ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Năm 2025, mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy đi sai làn đường là bao nhiêu? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm giao thông đường bộ từ năm 2025 được quy định như thế nào?
Làm thế nào để tra cứu phạt nguội tại tra web Cục Đăng Kiểm Việt Nam www.vr.org.vn?