Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
07 chức năng cơ bản của nguồn nước là gì?
07 chức năng cơ bản của nguồn nước là gì? Các hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt được quy định như thế nào?
Đăng bài: 16:00 30/12/2024
07 chức năng cơ bản của nguồn nước là gì?
Căn cứ Điều 22 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về 07 chức năng cơ bản của nguồn nước như sau:
Chức năng nguồn nước
1. Nguồn nước có một hoặc một số chức năng cơ bản sau đây:
a) Cấp nước cho sinh hoạt;
b) Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
c) Cấp nước cho sản xuất công nghiệp; kinh doanh, dịch vụ;
d) Cấp nước cho thủy điện;
đ) Bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa;
e) Giao thông đường thủy nội địa, hàng hải;
g) Tạo cảnh quan, môi trường; phát triển du lịch; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; trữ, tiêu thoát lũ.
2. Chức năng nguồn nước là một trong các căn cứ để lựa chọn các giải pháp bảo vệ nguồn nước, cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; quyết định việc chấp thuận, phê duyệt, cấp phép cho các dự án có xả nước thải vào nguồn nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Chức năng nguồn nước được xác định căn cứ vào hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương, yêu cầu về bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, hệ sinh thái thủy sinh, tạo cảnh quan, môi trường, trữ, tiêu thoát lũ và khả năng đáp ứng của nguồn nước.
4. Nguồn nước mặt phải được phân vùng chức năng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước.
5. Việc phân vùng chức năng nguồn nước mặt được xác định trong quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đối với nguồn nước mặt liên tỉnh và trong quy hoạch tỉnh đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quá trình rà soát quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát chức năng nguồn nước trong quy hoạch tỉnh. Trường hợp chưa có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa thể hiện chức năng nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt liên tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định, công bố chức năng đối với nguồn nước mặt nội tỉnh.
6. Chức năng nguồn nước được xem xét, điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự thay đổi về yêu cầu bảo vệ nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
b) Có sự thay đổi lớn về khả năng đáp ứng của nguồn nước mà chưa có biện pháp khắc phục.
7. Nước thải xả vào nguồn nước mặt phải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải phù hợp với chức năng nguồn nước và việc xả nước thải phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Như vậy, 07 chức năng cơ bản của nguồn nước được quy định như sau:
- Cấp nước cho sinh hoạt.
- Cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
- Cấp nước cho sản xuất công nghiệp; kinh doanh, dịch vụ.
- Cấp nước cho thủy điện.
- Bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và giá trị văn hóa.
- Giao thông đường thủy nội địa, hàng hải.
- Tạo cảnh quan, môi trường; phát triển du lịch; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh; bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học; trữ, tiêu thoát lũ.
Xem thêm Thông tư 43/2024/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 57/2024/NĐ-CP quản lý nạo vét vùng nước cảng biển
07 chức năng cơ bản của nguồn nước là gì? (Hình từ Internet)
Các hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định về các hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt như sau:
Bảo vệ nguồn nước mặt bao gồm các hoạt động chủ yếu sau đây:
- Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông, suối; bảo đảm lưu thông dòng chảy.
- Phòng, chống và phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; cải thiện khả năng chịu tải của nguồn nước mặt.
- Bảo vệ các nguồn nước mặt có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập úng; các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch.
- Bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy.
- Bảo vệ môi trường nước mặt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Có bao nhiêu nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ?
Căn cứ Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Hành lang bảo vệ nguồn nước được lập để bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.
2. Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
a) Đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối;
b) Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại điểm a khoản này;
c) Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp;
d) Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường;
đ) Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại điểm c khoản này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, công bố, điều chỉnh danh mục nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ nguồn nước; phê duyệt, điều chỉnh phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, kế hoạch, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
4. Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải được thể hiện trên bản đồ địa chính.
5. Hành lang bảo vệ nguồn nước phải được công bố, quản lý theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai; đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này thì còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều, giao thông đường thủy nội địa.
6. Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
a) Tổ chức quản lý, vận hành đập, hồ chứa quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; tổ chức được giao quản lý hồ trên sông, suối quy định tại điểm b và hồ, ao, đầm, phá quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều này đề xuất phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc cắm mốc giới và tổ chức bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước và cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các trường hợp không có tổ chức được giao quản lý, vận hành;
c) Trường hợp đập, hồ chứa thủy lợi, kênh, mương thuộc công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Trường hợp sông, suối, kênh, rạch có mốc giới hành lang bảo vệ được xác định trùng với mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê thì sử dụng mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê theo quy định của pháp luật về đê điều;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
7. Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sinh sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Không được gây sạt lở bờ sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá hoặc gây ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá;
b) Không làm ảnh hưởng đến hành lang bảo vệ nguồn nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
8. Không xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất nguy hiểm, cơ sở sản xuất, chế biến có chất thải nguy hại trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước. Đối với cơ sở đang hoạt động gây ô nhiễm nguồn nước phải có giải pháp khắc phục theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; quy định nguồn nước phải cắm mốc giới hành lang bảo vệ và việc cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước.
Do vậy, có 05 nguồn nước cần phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
- Đập, hồ chứa thủy điện, thủy lợi trên sông, suối.
- Hồ trên sông, suối không thuộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023.
- Hồ, ao, đầm, phá được xác định trong danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp.
- Sông, suối, kênh, mương, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
- Các nguồn nước có chức năng bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học và phát triển du lịch không thuộc quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023.
Xem thêm Hành lang bảo vệ nguồn nước là gì? Những nguồn nước nào cần phải lập hành lang bảo vệ?
Xe máy leo lề có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Ngoài bị phạt tiền còn bị phạt gì nữa không?
Đã có Quy định mới về phạt vượt đèn đỏ từ 01/01/2025? Khi nào vượt đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị phạt 20 triệu đồng?
Năm 2025, ai bị phạt khi chở người không đội nón bảo hiểm? Trưởng Công an xã có quyền xử phạt hành vi chở người không đội nón bảo hiểm hay không?
Có được lùi xe ô tô ở đường một chiều hay không? Trong năm 2025, lùi xe ô tô ở đường một chiều có thể bị phạt lên đến đến 3.000.000 đồng đúng không?
Từ khóa liên quan
Xem nhiều nhất gần đây
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ 2024 với 8 Chương, 55 Điều.
Chính thức cấm thuốc lá điện tử theo Nghị quyết 173? Ai là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt?
Thiệp chúc mừng năm mới 2025 đơn giản, đẹp? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
Từ năm 2025, sử dụng điện thoại khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu? Việc trừ điểm giấy phép lái xe đối với người sử dụng điện thoại khi đang lái xe được thực hiện khi nào?
Làm sao để vận dụng tử vi 12 con giáp năm 2025 để định hướng cuộc sống và nắm bắt cơ hội thành công? Dự đoán năm 2025 của 12 con giáp như thế nào?
Tham gia đội ngũ kế toán tổng hợp nội bộ (internal general accountant) với cơ hội phát triển sự nghiệp, đào tạo và mức đãi ngộ hấp dẫn. Khám phá ngay!
03 hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông khi thực hiện tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông?
Ngày 26/12/2024, Chính Phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe.
Mức xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm năm 2025 là bao nhiêu? Cá nhân có hành vi vi phạm không đội mũ bảo hiểm có được yêu cầu xử lý phạt tại chỗ hay không?
Có được đeo tai nghe khi đang lái xe máy không? Nếu có thì đeo tai nghe khi đang lái xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? 10 trường hợp không được vượt xe?