Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Đề xuất bỏ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Đã có dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, dự kiến bỏ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và cấp huyện trong hệ thông Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cấp huyện sẽ không còn trong hệ thống Viện kiểm sát nhân nhân theo dự thảo mới nhất
Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 đã cập nhật một số thay đổi cho phù hợp với định hướng tổ chức lại bộ máy nhà nước hiện nay.
Theo đó, khoản 3 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, quy định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm:
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
3. Viện kiểm sát nhân dân khu vực.
4. Viện kiểm sát quân sự các cấp.
So với quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm:
[1] Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
[2] Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
[3] Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
[4] Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
[5] Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Như vậy, nội dung dự thảo về hệ thống Viện kiểm sát nhân dân đã thay đổi theo hướng bỏ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ra khỏi hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.
Bên cạnh đó, còn bổ sung thêm Viện kiểm sát nhân dân khu vực nằm trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.
Không chỉ thay đổi hệ thống Viện kiểm sát nhân dân, tại dự thảo còn nhiều điểm mới đáng chú ý như:
[1] Thay đổi nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát tại khoản 2 Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Khoản 2 Điều 7 |
Khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 |
Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 |
Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 47, 53 và 55 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 |
[2] Thay đổi thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tạm giữ, tạm giam tại khoản 3 Điều 23 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
Khoản 3 Điều 23 |
Khoản 2 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 |
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. |
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi trái pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam của cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trách nhiệm kiểm sát của mình. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với việc giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới; quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên là quyết định có hiệu lực pháp luật. |
[3] Bỏ cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại Điều 48 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, thay vào đó quy định cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân khu vực
Điều 48 |
Khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 |
Điều 48. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có văn phòng và các phòng; những nơi chưa đủ điều kiện thành lập phòng thì có các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc. 2. Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác. |
Điều 48. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân khu vực 1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân khu vực gồm các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận giúp việc. 2. Viện kiểm sát nhân dân khu vực có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác. |
[4] Bỏ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tại Điều 67 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thay vào đó quy định Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực
Điều 67 |
Khoản 9 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 |
Điều 67. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện 1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. 2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; báo cáo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao khi có yêu cầu; b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân, trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật. 3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. |
Điều 67. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực 1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. 2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực có nhiệm vụ quyền hạn chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác, quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp mình và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. 3. Nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm. |
Xem thêm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];