Thống nhất chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT nhân dân và NLĐ trong doanh nghiệp thì phụ cấp thâm niên nhà giáo tiếp tục được áp dụng?
Thống nhất chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT nhân dân và NLĐ trong doanh nghiệp thì phụ cấp thâm niên nhà giáo tiếp tục được áp dụng? Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định ra sao?
Thống nhất chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT nhân dân và NLĐ trong doanh nghiệp thì phụ cấp thâm niên nhà giáo tiếp tục được áp dụng?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới, trong đó sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Nếu tình hình phù hợp và không có gì thay đổi thì sau năm 2026 sẽ trình Trung ương xem xét đề xuất việc thực hiện 05 bảng lương mới và 09 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp.
Trong trường hợp được thông qua thì cải cách tiền lương sẽ xây dựng 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, cụ thể gồm:
[1] 02 bảng lương cho cán bộ công chức viên chức:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
[2] 03 bảng lương mới cho lực lượng vũ trang:
- 01 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
- 01 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
- 01 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ Kết luận này khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
...
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Theo đó, theo quy định nêu trên thì Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
Đồng thời, vừa qua, ngày 16/6/2025 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Nhà giáo 2025, Luật số 73/2025/QH15.
Theo Điều 42 Luật Nhà giáo 2025 quy định:
Quy định chuyển tiếp
1. Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng nhà giáo, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
2. Nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động trong doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì theo Luật Nhà giáo 2025 vẫn chưa bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo mà giáo viên vẫn sẽ tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động trong doanh nghiệp.
Lưu ý: Khi cải cách tiền lương thì xây dựng 5 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh cũng như chức vụ lãnh đạo của người đó, sao cho đảm bảo việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới không được thấp hơn lương hiện hưởng. |
Trên đây là thông tin về "Thống nhất chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT nhân dân và NLĐ trong doanh nghiệp thì phụ cấp thâm niên nhà giáo tiếp tục được áp dụng?"
Thống nhất chưa cải cách tiền lương đối với CBCCVC, LLVT nhân dân và NLĐ trong doanh nghiệp thì phụ cấp thâm niên nhà giáo tiếp tục được áp dụng? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp thâm niên nhà giáo được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp thâm niên như sau:
- Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:
Mức tiền phụ cấp thâm niên |
= |
Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng |
x |
Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ |
x |
Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng |
Mục tiêu tổng quát khi thực hiện cải cách tiền lương ra sao?
Căn cứ theo khoản 2.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định về cục tiêu tổng quát như sau:
Theo đó, xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ;
Tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
Bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Xem thêm
Từ khóa: Cải cách tiền lương Phụ cấp thâm niên Phụ cấp thâm niên nhà giáo Cán bộ công chức viên chức Thống nhất chưa cải cách tiền lương Mức phụ cấp thâm niên
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;