Thực hư việc tăng lương cơ bản gấp đôi từ ngày 1/7/2025?
Có hay không chuyện tăng lương cơ bản gấp đôi từ 1/7/2025?
Thực hư tăng lương cơ bản gấp đôi từ 1/7/2025?
Theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm "lương cơ bản" không được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, thuật ngữ này thường được sử dụng theo hai cách khác nhau tùy vào ngữ cảnh:
- Lương cơ sở: Đây là mức lương làm căn cứ để tính lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, và để tính một số khoản phụ cấp, trợ cấp. Mức lương này được quy định cụ thể tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
- Lương cơ bản (trong doanh nghiệp): Thường được hiểu là mức lương ghi trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội, tính lương tháng, lương ngày, lương làm thêm... Mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP (áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15 quy định như sau:
Về thực hiện chính sách tiền lương, một số chính sách xã hội
1. Chưa tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2025.
...
4. Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025. Điều này đồng nghĩa với việc mức lương cơ sở năm 2025 vẫn được áp dụng mức 2.34 triệu đồng/tháng (Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Chính phủ điều chỉnh tăng lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Dựa trên các quy định hiện hành, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp lý chính thức nào khẳng định việc lương cơ bản sẽ được tăng gấp đôi kể từ ngày 01/7/2025. Việc điều chỉnh lương trong năm 2025 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước,...
Trên đây là toàn bộ thông tin về "Thực hư tăng lương cơ bản gấp đôi từ 1/7/2025?".
Thực hư tăng lương cơ bản gấp đôi từ 1/7/2025? (Hình từ Internet)
Tính lương bằng công thức lương cơ sở nhân với hệ số lương còn tồn tại bất cập như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
...
2. Bên cạnh kết quả đạt được, chính sách tiền lương vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động. Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ. Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
...
Theo đó, chính sách tiền lương hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một trong số đó là việc quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động khi cải cách tiền lương như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 3.1.c Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, bảng lương mới khi cải cách tiền lương sẽ được thiết kế dựa trên 05 yếu tố như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới;
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này;
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp;
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước;
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy, một trong những yếu tố để xây dựng bảng lương mới khi cải cách tiền lương là thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
Xem thêm:
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];