Thế nào là người lao động cao tuổi? Không được sử dụng người lao động cao tuổi trong trường hợp nào?
Thế nào là người lao động cao tuổi? Không được sử dụng người lao động cao tuổi trong trường hợp nào?
Thế nào là người lao động cao tuổi?
Căn cứ Điều 148 Bộ luật lao động 2019 quy định người lao động cao tuổi như sau
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Căn cứ khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động 2019 quy định
Tuổi nghỉ hưu
...
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
...
Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động thống kê chi tiết qua bảng sau
Lao động nam |
Lao động nữ |
||
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
Năm nghỉ hưu |
Tuổi nghỉ hưu |
2024 |
61 tuổi |
2024 |
56 tuổi 4 tháng |
2025 |
61 tuổi 3 tháng |
2025 |
56 tuổi 8 tháng |
2026 |
61 tuổi 6 tháng |
2026 |
57 tuổi |
2027 |
61 tuổi 9 tháng |
2027 |
57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi |
62 tuổi |
2028 |
57 tuổi 8 tháng |
|
|
2029 |
58 tuổi |
|
|
2030 |
58 tuổi 4 tháng |
|
|
2031 |
58 tuổi 8 tháng |
|
|
2032 |
59 tuổi |
|
|
2033 |
59 tuổi 4 tháng |
|
|
2034 |
59 tuổi 8 tháng |
|
|
Từ năm 2035 trở đi |
60 tuổi |
Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu, ở mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu có sự thay đổi. Chỉ từ năm 2028 trở đi đối với nam và năm 2035 trở đi đối với nữ mới cố định về độ tuổi nghỉ hưu. Do đó, tùy từng năm mà quy định về người lao động cao tuổi sẽ khác nhau.
Chẳng hạn:
+ Năm 2025: Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau 61 tuổi 3 tháng đối với nam và 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
+ Từ năm 2028 trở đi, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau 62 tuổi đối với nam.
+ Từ năm 2035 trở đi, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau 60 tuổi trở đi đối với nữ.
Thế nào là người lao động cao tuổi? (Hình từ internet)
Không được sử dụng người lao động cao tuổi trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó, không được sử dụng người lao động cao tuổi trong trường hợp sau đây:
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi (trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn).
Các hành vi nào bị cấm trong lĩnh vực lao động?
Căn cứ Điều 8 Bộ luật lao động 2019 quy định 07 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động, bao gồm:
[1] Phân biệt đối xử trong lao động.
[2] Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
[3] Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
[4] Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
[5] Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
[6] Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
[7] Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Xem thêm
- Người lao động cao tuổi được giao kết các loại hợp đồng nào? Độ tuổi nghỉ hưu 2025 trong điều kiện lao động bình thường cụ thể ra sao?
- Ngày người cao tuổi Việt Nam là ngày mấy? Ngày người cao tuổi Việt Nam có ý nghĩa như thế nào?
- Người cao tuổi có phải là đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương theo quy định hay không?
Từ khóa: Người lao động cao tuổi Tuổi nghỉ hưu sử dụng người lao động cao tuổi lao động nam Lao động nữ hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;