Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Người lao động cao tuổi nghỉ việc không được nhận khoản tiền nào?
Tuổi nào được xác định là người lao động cao tuổi tại Việt Nam? Khoản tiền nào người lao động cao tuổi nghỉ việc không được nhận?
Tuổi nào được xác định là người lao động cao tuổi tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm người lao động cao tuổi như sau:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Đối chiếu khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tuổi nghỉ hưu
…
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
…
Theo đó, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu được quy định như trên.
Như vậy, năm 2024, độ tuổi được xem là lao động cao tuổi là:
- Đối với lao động nam: 61 tuổi.
- Đối với lao động nữ: 56 tuổi 4 tháng.
Người lao động cao tuổi nghỉ việc không được nhận khoản tiền nào? (Hình từ Internet)
Người lao động cao tuổi nghỉ việc không được nhận khoản tiền nào?
(1) Trợ cấp thôi việc
Căn cứ khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụt thể như sau:
Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
....
Như vậy, khi hợp đồng lao động chấm dứt thuộc các trường hợp quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên.
Ngoại trừ 02 trường hợp sau đây sẽ không được trả trợ cấp thôi việc, cụ thể:
- Đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động khi tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng đủ 2 điều kiện sau để hưởng lương hưu:
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định:
+ Đối với lao động nam: 61 tuổi.
+ Đối với lao động nữ: 56 tuổi 4 tháng.
Theo đó, nếu người lao động cao tuổi đủ điều kiện hưởng lương hưu thì khi nghỉ việc sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì người lao động cao tuổi vẫn được chi trả trợ cấp thôi việc. Nếu người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian tối thiểu để hưởng lương hưu thì người lao động vẫn được nhận trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc.
(2) Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật.
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Theo đó, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà nghỉ việc thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Nếu người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu hằng tháng thì vẫn được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.
Người hưởng lương hưu có cần tham gia bảo hiểm thất nghiệp nữa không?
Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định, đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động phải chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Mùng 1 Tết có phải là ngày lễ lớn tại Việt Nam? Làm việc vào ngày này được hưởng lương như thế nào?
Tổng hợp những câu chúc Tết Âm lịch 2025 dành cho nhân viên hay và ý nghĩa nhất?Công ty có nghĩa vụ thưởng Tết cho nhân viên theo quy định pháp luật không?
Đưa ông bà cúng gì dịp Tết Nguyên đán 2025? Mẫu văn khấn cúng đưa ông bà dịp Tết Nguyên đán 2025 như thế nào? Có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ tết không?
Mâm lễ cúng giao thừa ngoài trời: Nghi lễ quan trọng đón năm mới bình an? Mẫu văn khấn cúng giao thừa ngoài trời chuẩn nhất?