Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Giờ đẹp cúng Tết Nguyên tiêu 2025 để làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn?
Khung giờ đẹp cúng Tết Nguyên tiêu 2025? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày này không?
Giờ đẹp cúng Tết Nguyên tiêu 2025 để làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn?
Tết Nguyên tiêu, hay rằm tháng Giêng, là ngày trăng tròn đầu tiên của một năm Âm lịch, mang những ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt.
Năm 2025, Tết Nguyên tiêu là ngày Rằm tháng Giêng (15/01/2025 âm lịch) tức là ngày 12 tháng 2 năm 2025 (thứ Tư) dương lịch. Đây là đêm rằm đầu tiên của năm mới Âm lịch, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới với nhiều điều tốt đẹp.
Tết Nguyên tiêu không chỉ là dịp để sum họp gia đình, mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, tâm linh và xã hội.
Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên câu mong năm mới an lành và nhiều tài lộc. Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mỗi vùng miền sẽ có cách thể hiện mâm cỗ khác nhau nhưng ít hay nhiều thì đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình.
Một số giờ đẹp cúng Tết Nguyên tiêu 2025 để làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn như sau:
Giờ Quý Mão (5h-7h): Thời điểm tốt cho các nghi lễ cầu cúng linh thiêng.
Giờ Bính Ngọ (11h-13h): Thời điểm Phật giáng thế, thích hợp cho việc cúng lễ.
Giờ Mậu Thân (15h-17h): Thời điểm tốt cho khởi sự và mưu sự thuận lợi.
Giờ Kỷ Dậu (17h-19h): Thời điểm tốt, thích hợp để lập nghiệp và bắt đầu công việc mới.
Lưu ý, thông tin về Giờ đẹp cúng Tết Nguyên tiêu 2025 để làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn? chỉ mang tính chất tham khảo!
Giờ đẹp cúng Tết Nguyên tiêu 2025 để làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào Tết Nguyên tiêu 2025 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ lễ tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, Tết Nguyên tiêu 2025 (Rằm tháng Giêng) không phải là ngày nghỉ lễ Tết nên người lao động sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương,
Tuy nhiên, người lao động có thể được nghỉ vào ngày này nếu sử dụng ngày nghỉ hằng năm (theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019) hoặc người lao động có thể nghỉ việc riêng có hưởng lương hoặc không hưởng lương và thông báo cho người sử dụng lao động hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019).
Cúng Tết Nguyên tiêu có phải là mê tín dị đoan hay không?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng như sau:
Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
...
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Theo đó, từ quy định nêu trên thì những hành vi được coi là mê tín dị đoan là những hành vi làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm:
Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
Do đó, việc xác định cúng Tết Nguyên tiêu có phải là mê tín dị đoan hay không còn phụ thuộc vào mục đích của việc thực hiện và sử dụng.
Trường hợp nghi lễ được thực hiện với mục đích cầu mong sự bình an, may mắn cho bản thân và gia đình thì đó không phải là mê tín dị đoan.
Tuy nhiên, nếu nghi lễ được thực hiện với mục đích trục lợi, lợi dụng lòng tin của người dân thì đó là mê tín dị đoan.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];