Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Công ty tổ chức đào tạo sau giờ làm việc có phải trả thêm lương cho người lao động không?
Người lao động tham gia đào tạo do công ty tổ chức sau giờ làm việc được trả thêm lương theo quy định hiện hành.
Công ty tổ chức đào tạo sau giờ làm việc có phải trả thêm lương cho người lao động không?
Cụ thể tại Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp thời giờ dược tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:
- Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
- Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019.
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
- Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019.
- Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 Bộ luật Lao động 2019.
- Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
-Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Theo quy định trên thì công ty tổ chức đào tạo, huấn luyện, các buổi học tập, tập huấn do yêu cầu của công ty được tính vào thời giờ làm việc có trả lương. Do đó công ty vẫn phải trả lương cho người lao động trong thời gian đào tạo.
Trường hợp công ty tổ chức đào tạo ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động mà công ty đã đăng ký tại cơ quan quản lý lao động có thẩm quyền thì phải có sự đồng ý của người lao động theo quy định.
Công ty tổ chức đào tạo sau giờ làm việc có phải trả thêm lương cho người lao động không? (Hình từ Internet)
Thời gian đào tạo sau giờ làm việc có bị giới hạn hay không?
Như quy định trên, thời gian đào tạo sẽ được coi như thời gian làm thêm giờ của người lao động. Theo đó, quy định về thời gian làm thêm tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
[1] Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại [2] và [3].
[2] Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
[3] Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
[4] Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
[5] Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Vậy thời gian học đào tạo sẽ giới hạn theo thời gian làm thêm sẽ bị giới hạn tức không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày vào ngày làm việc bình thường. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày
Quy định về trả lương đối với thời gian học đào tạo sau giờ làm việc?
Thời gian học đào tạo được xem là thời giờ làm thêm của người lao động. Do đó, tiền lương làm thêm trong thời gian đào tạo là tiền lương làm thêm giờ và được chi trả cùng với lương cơ bản. Kỳ hạn trả lương được quy định tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
[1] Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
[2] Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
[3] Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
[4] Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, theo quy định trên thì việc trả lương đầu tháng hay cuối tháng sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng không được quá thời hạn như sau:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];