Cán bộ lập pháp được hỗ trợ 100% lương theo hệ số hiện hưởng? Những ai được xem là người làm công tác xây dựng pháp luật?
Cán bộ lập pháp được hỗ trợ 100% lương theo hệ số hiện hưởng?Những ai được xem là người làm công tác xây dựng pháp luật?
Cán bộ lập pháp được hỗ trợ 100% lương theo hệ số hiện hưởng?
Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết 197/2025/QH15 quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính, nhân lực, phát triển và ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, với mục tiêu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật hiện nay.
Một điểm nhấn quan trọng là Nghị quyết không chỉ đề cập đến quy trình lập pháp, mà còn nhấn mạnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho công tác xây dựng pháp luật từ cơ sở đến Trung ương, góp phần đồng bộ hóa hệ thống pháp luật, tăng tính khả thi và hiệu quả khi đi vào cuộc sống.
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị quyết 197/2025/QH15 quy định chế độ, chính sách đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật như sau:
Chế độ, chính sách đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật
1. Người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị được hưởng hỗ trợ hằng tháng bằng 100% mức lương theo hệ số lương hiện hưởng (không bao gồm phụ cấp), bao gồm:
a) Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ở cấp tỉnh;
c) Lãnh đạo, công chức, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang có vị trí việc làm xây dựng pháp luật, pháp chế, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế, nghiên cứu viên thuộc cơ quan, đơn vị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Trường hợp cơ quan, đơn vị quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị quyết này có thay đổi về tên gọi, chức năng hoặc mô hình tổ chức của cơ quan, đơn vị thì việc xác định đối tượng được hỗ trợ quy định tại điểm này thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Đối tượng khác thuộc khối cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định;
đ) Đối tượng khác thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương do Chính phủ quy định;
e) Đối tượng không thuộc các điểm a, b, c, d và đ khoản này do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.
Quy định đối tượng khác được hưởng hỗ trợ hằng tháng tại các điểm d, đ và e khoản này phải bảo đảm đúng đối tượng là người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật, phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này.
Như vậy, theo Nghị quyết 197/2025/QH15 cán bộ lập pháp là người trực tiếp, thường xuyên làm công tác tham mưu nghiên cứu chiến lược, chính sách, xây dựng pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị được hỗ trợ 100% lương theo hệ số hiện hưởng.
Cán bộ lập pháp được hỗ trợ 100% lương theo hệ số hiện hưởng?Những ai được xem là người làm công tác xây dựng pháp luật? (Hình internet)
Những ai được xem là người làm công tác xây dựng pháp luật?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, người làm công tác xây dựng pháp luật gồm:
[1] Cán bộ, công chức đảm nhận vị trí việc làm xây dựng pháp luật hoặc có nhiệm vụ soạn thảo, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật.
[2] Người tham gia xây dựng chính sách, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
[3] Người làm công tác xây dựng pháp luật trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật được ưu tiên gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 73 Nghị định 78/2025/NĐ-CP, quy định cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật sẽ được ưu tiên, sử dụng:
- Bố trí, sắp xếp công việc theo lĩnh vực chuyên môn, vị trí việc làm phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực và kinh nghiệm công tác;
- Xem xét, lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý trên cơ sở nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và năng lực, uy tín của cán bộ, công chức; thuộc trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về độ tuổi, thời gian giữ chức vụ tương đương khi xem xét quy hoạch, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Xem xét, lựa chọn quy hoạch, đào tạo để xây dựng đội ngũ chuyên gia nòng cốt làm công tác xây dựng pháp luật;
- Được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp đặc thù theo quy định.
Xem thêm
- Chế độ, chính sách cho cán bộ công chức viên chức và người lao động sau sắp xếp bộ máy từ nguồn cải cách tiền lương còn dư năm 2024?
- Các tiêu chí đánh giá cán bộ công chức hiện nay? Kết quả đánh giá cán bộ, công chức được dùng để làm gì?
- Nghị định 90: Bộ tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ năm 2025 mới nhất
Từ khóa: Công tác xây dựng pháp luật Xây dựng pháp luật Cán bộ lập pháp Hỗ trợ 100% lương Nghị quyết 197/2025/QH15 Chính sách đối với người tham gia công tác xây dựng pháp luật Người tham gia công tác xây dựng pháp luật
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;