Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm những ai?

Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm những ai? Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã là gì?

Đăng bài: 06:36 17/07/2025

Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm những ai?

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Nghị định 200/2025/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm:

(1) Trưởng ban là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

(2) Phó Trưởng ban gồm 01 Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Phó Trưởng ban Thường trực và 03 Phó Trưởng ban là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự, Trưởng Công an cấp xã và Trưởng phòng Kinh tế hoặc Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai;

(3) Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, bao gồm Trưởng các phòng chuyên môn không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mời đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị, đoàn thể cấp xã tham gia Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã;

(4) Cơ quan giúp việc Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã.

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã

Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã gồm những ai? (Hình từ Internet)

Chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã là gì?

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập, có chức năng tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý.

Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã có những nhiệm vụ sau:

- Tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý; tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định ban bố, quyết định bãi bỏ phòng thủ dân sự cấp độ 1;

- Tổ chức, chỉ huy các lực lượng, phương tiện của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia nhiệm vụ phòng thủ dân sự;

- Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định các biện pháp cấp bách, huy động các nguồn lực theo thẩm quyền, tổ chức tiếp nhận và phân bổ nguồn lực hỗ trợ, cứu trợ để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trên địa bàn quản lý;

- Thực hiện việc truyền tin, thông báo, báo động, triển khai các văn bản chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa của các cấp đến cộng đồng;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng thủ dân sự đến tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa;

- Tham mưu kiểm tra, đôn đốc tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong địa bàn quản lý.

CSPL: Khoản 1, khoản 2 Điều 8 Nghị định 200/2025/NĐ-CP.

Tiền lương, tiền công, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đối với người được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 43 Nghị định 200/2025/NĐ-CP, tiền lương, tiền công, tiền ăn, phụ cấp đặc thù đối với người được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự như sau:

- Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và phụ cấp đặc thù như đối với Dân quân được huy động làm nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.

Cấp nào huy động thì cấp đó bảo đảm chi trả.

- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe; khi làm việc trong môi trường độc hại hoặc nơi có phụ cấp khu vực thì được hưởng theo chế độ hiện hành.

Người lao động hợp đồng trong thời gian tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ tiền lương, phụ cấp theo quy định.

Chi phí cho các khoản nói trên được tính vào ngân sách chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

- Đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong thời gian được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được cơ quan huy động trả tiền trợ cấp ngày công lao động, tiền ăn và phụ cấp đặc thù và các chế độ khác theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 200/2025/NĐ-CP; tiền lương do doanh nghiệp, tổ chức chi trả và được tính vào chi phí quản lý sản xuất, kinh doanh.

Xem thêm

Từ khóa: Phòng thủ dân sự Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã Chức năng nhiệm vụ Thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...