Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chế độ làm việc của nhà giáo từ ngày 01/01/2026 bao gồm những thời gian nào?

Chế độ làm việc của nhà giáo từ ngày 01/01/2026 bao gồm những thời gian nào? Những đối tượng nào được ưu tiên và những đối tượng nào không được đăng ký tuyển dụng nhà giáo?

Đăng bài: 16:26 06/07/2025

Chế độ làm việc của nhà giáo từ ngày 01/01/2026 bao gồm những thời gian nào?

Căn cứ Điều 16 Luật Nhà giáo 2025 quy định về chế độ làm việc của nhà giáo như sau:

Chế độ làm việc của nhà giáo
1. Chế độ làm việc của nhà giáo bao gồm thời gian làm việc, thời gian nghỉ hè hằng năm và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
2. Thời gian làm việc của nhà giáo là thời gian thực hiện hoạt động nghề nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này.
3. Thời gian nghỉ hè hằng năm và các ngày nghỉ khác của nhà giáo được bố trí phù hợp đối với nhà giáo từng cấp học, trình độ đào tạo và loại hình cơ sở giáo dục theo quy định của Chính phủ.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết chế độ làm việc đối với nhà giáo các cấp học và trình độ đào tạo, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết chế độ làm việc đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý.

Như vậy, theo quy định, chế độ làm việc của nhà giáo bao gồm: thời gian làm việc, thời gian nghỉ hè hằng năm và các ngày nghỉ khác.

Trong đó:

- Thời gian làm việc của nhà giáo là thời gian thực hiện các hoạt động nghề nghiệp sau đây:

+ Chuẩn bị và tổ chức giảng dạy, giáo dục, đánh giá đối với người học;

+ Học tập, bồi dưỡng;

+ Nghiên cứu khoa học;

+ Phục vụ cộng đồng;

+ Hoạt động chuyên môn khác.

- Thời gian nghỉ hè hằng năm và các ngày nghỉ khác của nhà giáo được bố trí phù hợp đối với nhà giáo từng cấp học, trình độ đào tạo và loại hình cơ sở giáo dục theo quy định của Chính phủ.

Chế độ làm việc của nhà giáo từ ngày 01/01/2026 bao gồm những thời gian nào?

Chế độ làm việc của nhà giáo từ ngày 01/01/2026 (Hình ảnh Internet)

Những đối tượng nào được ưu tiên và những đối tượng nào không được đăng ký tuyển dụng nhà giáo?

Căn cứ khoản 3 Điều 14 Luật Nhà giáo 2025 quy định các đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng bao gồm:

+ Người đã làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại vị trí việc làm phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển dụng;

+ Đối với giáo dục nghề nghiệp, ưu tiên người có kỹ năng nghề cao, có kinh nghiệm trong thực tế sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phù hợp với ngành, nghề giảng dạy;

+ Trường hợp ưu tiên tuyển dụng khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 4 Điều 14 Luật Nhà giáo 2025 quy định những người không được đăng ký tuyển dụng bao gồm:

+ Người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

+ Người đã có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ai có thẩm quyền thực hiện tuyển dụng nhà giáo?

Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Nhà giáo 2025 quy định như sau:

Thẩm quyền tuyển dụng được quy định như sau:
a) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện;
b) Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, việc tuyển dụng nhà giáo do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục;
c) Đối với trường của lực lượng vũ trang nhân dân, thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;
d) Đối với cơ sở giáo dục không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này, thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, thẩm quyền thực hiện tuyển dụng nhà giáo được quy định như sau:

- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập: do đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng;

- Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập: do người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục;

- Đối với trường của lực lượng vũ trang nhân dân: thực hiện tuyển dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;

- Đối với cơ sở giáo dục không thuộc 3 trường hợp vừa nêu, thực hiện tuyển dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem thêm

Từ khóa: Chế độ làm việc của nhà giáo Thẩm quyền thực hiện tuyển dụng nhà giáo Thực hiện tuyển dụng nhà giáo Tuyển dụng nhà giáo Thời gian làm việc của nhà giáo

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...