Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ ngắn gọn, hay nhất?
Tổng hợp 5 đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ ngắn gọn, hay nhất? Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục là gì?
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ ngắn gọn, hay nhất?
1. Mẫu đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bài "Đêm nay Bác không ngủ"
Đọc bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, trong lòng dâng lên niềm xúc động sâu sắc trước tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ. Hình ảnh Bác thức trắng đêm, lặng lẽ chăm lo cho từng giấc ngủ của bộ đội giữa núi rừng lạnh giá khiến người đọc cảm nhận được sự hy sinh thầm lặng và trái tim nhân hậu của vị lãnh tụ kính yêu. Những câu thơ giản dị, chân thành nhưng chứa đựng tình cảm thiêng liêng khiến lòng trào dâng niềm kính yêu và biết ơn. Qua bài thơ, càng thêm hiểu và trân trọng tình thương của Bác dành cho nhân dân, đồng thời tự nhủ phải học tập tấm gương đạo đức cao đẹp ấy.
2. Mẫu đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bài "Lượm"
Bài thơ Lượm của Tố Hữu đã để lại trong lòng niềm xúc động sâu sắc về hình ảnh chú bé liên lạc nhỏ nhắn nhưng kiên cường. Lượm hiện lên qua những câu thơ đầy yêu thương với nụ cười hồn nhiên, chiếc ca lô đội lệch và bước chân nhanh nhẹn giữa chiến trường đầy hiểm nguy. Đọc đến những câu thơ cuối, lòng chợt lặng đi trước sự hy sinh anh dũng của Lượm – một cậu bé còn quá nhỏ nhưng mang trong mình trái tim lớn lao vì Tổ quốc. Bài thơ không chỉ gợi lên lòng tiếc thương mà còn khơi dậy niềm tự hào, lòng biết ơn đối với những con người đã cống hiến vì độc lập dân tộc.
3. Mẫu đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bài "Mây và sóng"
Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã xây dựng những cuộc trò chuyện vô cùng thú vị, hấp dẫn. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Niềm hạnh phúc của em là được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Từ đó, chúng ta đã hiểu hơn về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
4. Mẫu đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bài “Những cánh buồm”
Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
5. Mẫu đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bài “Chuyện cổ nước mình”
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.
>>Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân - Cánh diều lớp 7 ngắn gọn nhất?
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ ngắn gọn, hay nhất?(Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Giáo dục 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục bao gồm:
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, người lao động của cơ sở giáo dục và người học.
- Xuyên tạc nội dung giáo dục.
- Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
- Hút thuốc; uống rượu, bia; gây rối an ninh, trật tự.
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.
- Lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật.
Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ của học sinh bao gồm:
[1] Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
[2] Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
[3] Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
[4] Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
[5] Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
>>Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội trang 7, 8, 9 lớp 7?
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];