Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Top trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam? Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì?
Top trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam? Học kinh doanh quốc tế ra trường làm công việc gì? Điều kiện để các trường mở ngành đào tạo này?
Top trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam ở 3 miền?
Ngành Kinh doanh quốc tế (International Business) là lĩnh vực thuộc khối ngành Kinh tế, chuyên nghiên cứu các hoạt động giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và quản lý doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu.
Đây là ngành học khá hot trong những năm gần đây, khi thế giới có sự giao thương hàng hoá mạnh mẽ, kinh doanh xuyên quốc gia.
Tại Việt nam có các trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế phân bố ở cả 3 miền như sau:
Tại Hà Nội, ngành Kinh doanh quốc tế đang thuộc top hot của các trường: Trường Đại học Ngoại thương (FTU), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Trường Đại học Thương mại (TMU).
Tại TP. Hồ Chí Minh, thì có các trường : Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II (FTU2): FTU2, Trường Đại học RMIT Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế - Luật (UEL), Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF), Trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM).
Tại Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (DUE): DUE đào tạo ngành Kinh doanh Quốc tế với chương trình hiện đại, kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn.
Tại Cần Thơ, Trường Đại học Greenwich Việt Nam: Greenwich Việt Nam đào tạo ngành Kinh doanh Quốc tế theo mô hình liên kết với Đại học Greenwich (Anh), mang đến chương trình học chuẩn quốc tế.
Top trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam? Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì?
Học Kinh doanh quốc tế ra làm gì?
Theo nghiên cứu thị trường lao động hiện nay thì khi học kinh doanh quốc tế có thể làm các công việc sau:
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường quốc tế
Mô tả cơ bản: Phân tích xu hướng tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh và nhu cầu tại các thị trường nước ngoài.
- Chuyên viên thanh toán quốc tế (International Payment Officer)
Mô tả cơ bản: Làm việc trong các ngân hàng thương mại hoặc bộ phận tài chính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, xử lý các phương thức thanh toán như L/C, T/T,...
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu (Global Supply Chain)
Mô tả cơ bản: Tối ưu hóa quá trình vận chuyển, lưu kho, và phân phối hàng hóa trên phạm vi quốc tế.
- Chuyên viên pháp chế quốc tế (International Trade Compliance)
Mô tả cơ bản: Kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong giao dịch thương mại giữa các quốc gia.
- Cố vấn giao thương hoặc đại diện thương mại tại các cơ quan ngoại giao, thương vụ Việt Nam ở nước ngoài
Mô tả cơ bản: Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế.
- Giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Mô tả cơ bản: Nếu bạn đam mê học thuật, có thể tiếp tục học cao học để giảng dạy hoặc nghiên cứu chuyên sâu.
- Chuyên viên e-commerce quốc tế
Mô tả cơ bản: Làm việc tại các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon, Alibaba, Shopee Global,...
- Chuyên viên phát triển thị trường quốc tế (International Business Development)
Mô tả cơ bản: Mở rộng mạng lưới đối tác, tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Điều kiện để các trường mở đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế tại Việt Nam?
Bên cạnh các điều kiện chung tại Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT thì tại Điều 4 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 16/2024/TT-BGDĐT quy định vè điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học nói chung và ngành Kinh doanh quốc tế nói riêng, cụ thể như sau:
- Có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu, không trùng với giảng viên cơ hữu là điều kiện mở ngành đào tạo trình độ đại học của các ngành khác (trường hợp ngành đào tạo dự kiến mở là ngành ghép bởi các ngành học từ các nhóm ngành khác nhau, hoặc ngành đào tạo mang tính liên ngành được sắp xếp đồng thời vào một số nhóm ngành khác nhau, yêu cầu mỗi ngành được ghép phải có ít nhất 01 tiến sĩ ngành phù hợp là giảng viên cơ hữu), có kinh nghiệm quản lý đào tạo hoặc giảng dạy đại học tối thiểu từ 03 năm trở lên chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo.
- Có ít nhất 05 tiến sĩ là giảng viên cơ hữu có chuyên môn phù hợp để chủ trì giảng dạy chương trình (tính cả tiến sĩ ngành phù hợp quy định tại khoản 1 Điều này), trong đó mỗi thành phần của chương trình đào tạo phải có giảng viên với chuyên môn phù hợp chủ trì giảng dạy.
- Có đội ngũ giảng viên thực hiện chương trình đào tạo (quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT) bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo và bảo đảm mỗi học phần của chương trình đào tạo phải có ít nhất 02 giảng viên có chuyên môn phù hợp đảm nhiệm, bảo đảm tỉ lệ sinh viên trên giảng viên theo quy định; có kế hoạch, phương án tuyển dụng, phát triển đội ngũ giảng viên cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3 chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.
- Điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT phải bảo đảm đủ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo, và phải có kế hoạch, phương án đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để từ năm học thứ 3, chậm nhất trước 01 năm tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải bảo đảm có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình đào tạo cho từng năm học của khóa học.
- Giảng viên có chuyên môn phù hợp quy định là giảng viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định trong chuẩn chương trình đào tạo và một trong các yêu cầu sau:
+ Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ ngành phù hợp theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này;
+ Có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ thuộc ngành được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo xác định phù hợp để chủ trì giảng dạy ít nhất 02 học phần cốt lõi trong một thành phần của chương trình đào tạo, đồng thời đã có ít nhất 02 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trọn vẹn các học phần đó.
Như vậy, để mở đào tạo ngành kinh doanh quốc tế thì phải cơ bản đáp ứng được cơ sở vật chất, giảng viên, tính phù hợp nguồn nhân lực,..và các điều kiện khác theo quy định Thông tư 02/2022/TT-BGDĐT
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];