Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Nhược thị là gì?
Nhược thị được hiểu như thế nào? Nguyên nhân gây nên nhược thị? Triệu chứng của nhược thị? Phòng tránh nhược thị? Điều trị nhược thị?
Nhược thị là gì?
Dưới đây là Nhược thị là gì? Nguyên nhân gây nên nhược thị? Triệu chứng của nhược thị? Phòng tránh nhược thị? Điều trị nhược thị?
(1) Nhược thị là gì?
- Nhược thị là tình trạng giảm thị lực không thể cải thiện được bằng cách đeo kính hoặc dùng kính sát tròng và cũng không do bất kỳ bệnh nào về mắt gây ra. Não vì một lý do nào đó không thể nhận biết được hoàn toàn những hình ảnh mà mắt của những bệnh nhân nhược thị truyền đến. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một mắt nhưng đôi khi nó có thể làm giảm thị lực ở cả hai mắt.
- Thuật ngữ "nhược thị chức năng" dùng để chỉ tình trạng nhược thị có thể phục hồi được bằng điều trị, thuật ngữ "nhược thị thực thể" dùng để chỉ tình trạng nhược thị không thể phục hồi được. Hầu hết những trường hợp giảm thị lực do nhược thị đều có thể phòng tránh hoặc phục hồi nếu được can thiệp bằng những biện pháp thích hợp. Có khoảng 3% trẻ em dưới 6 tuổi bị nhược thị.
- Trên lâm sàng dựa vào tình trạng thị lực có thể chia nhược thị chia làm 3 mức độ:
+ Nhược thị nhẹ khi thị lực từ 20/40 đến 20/30.
+ Nhược thị trung bình khi thị lực từ 20/200 đến 20/50.
+ Nhược thị nặng khi thị lực dưới 20/200.
(2) Nguyên nhân gây nên nhược thị?
- Một đứa bé mới sinh ra có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu phát triển, đường dẫn truyền thị giác từ mắt đến não và ở bên trong não cũng tiếp tục phát triển. Não bắt đầu học cách phân tích những tín hiệu từ mắt chuyển đến. Quá trình này tiếp tục tiến triển cho đến khoảng 7 - 8 tuổi. Sau thời điểm này, đường dẫn truyền thị giác và vùng thị giác của não đã được hình thành một cách đầy đủ và không thể thay đổi được.
- Nếu vì một nguyên nhân nào đó, đứa trẻ không thể dùng một hoặc cả hai mắt của nó một cách bình thường được, khi đó chức năng thị giác của não không được "học hỏi" đến nơi đến chốn và kết quả là khả năng nhìn bị giảm sút dẫn đến nhược thị. Do đó, bản chất của nhược thị là bất thường diễn ra ở não hơn là ở chính bản thân mắt. Ngay cả khi những vấn đề ở mắt đã được điều trị, tình trạng giảm sút khả năng nhìn do nhược thị thường vẫn còn tồn tại vĩnh viễn trừ phi nó được điều trị trước năm 7 tuổi.
- Có nhiều bệnh của mắt có thể gây nhược thị, trong đó có 3 nguyên nhân chính là:
Lác mắt
Lác mắt là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng. Điều đó có nghĩa là khi một mắt nhìn thẳng ra phía trước thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc xuống. Do hai mắt không nhìn cùng một hướng nên chúng tập trung tiêu điểm vào những điểm hoặc vật thể khác nhau. Do đó, não sẽ bỏ qua những tín hiệu đến từ một trong hai mắt để tránh hiện tượng nhìn đôi. Do đó, chỉ còn một mắt được sử dụng để tập trung tiêu điểm vào vật thể. Hầu hết những trường hợp lác mắt xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ, vào khoảng thời gian não đang học cách nhìn.
Có một số trường hợp lác mắt nhưng thị lực của mỗi mắt vẫn còn tốt. Trong những trường hợp này 2 mắt sẽ được dùng xen kẽ qua lại với nhau ở những thời điểm khác nhau. Do đó, đường dẫn truyền thị giác sẽ phát triển ở mỗi mắt. Ở nhiều trường hợp lác mắt, một mắt giữ chức năng chính yếu. Mắt còn lại không được dùng để nhìn do đó não bỏ qua tín hiệu do nó truyền đến. Khi đó con mắt phụ này sẽ không phát triển đường dẫn truyền thị giác bình thường được dẫn đến nhược thị.
Bất thường khúc xạ - đặc biệt là tình trạng chiết quang mắt không đều
Tật khúc xạ: Nhìn gần (cận thị), nhìn xa (viễn thị) và loạn thị. Trẻ mắc tật khúc xạ cao, đặc biệt là viễn thị và loạn thị cao thường có nguy cơ bị nhược thị cao hơn.
Lệch khúc xạ: trường hợp khúc xạ hai mắt không đồng đều, thường chênh lệch trên 2D có thể gây nhược thị ở mắt có khúc xạ cao hơn. Ví dụ như trẻ bị viễn thị ở một mắt nhiều hơn so với mắt còn lại. Trong trường hợp này, não sẽ có khuynh hướng bỏ qua tín hiệu đến từ mắt bị tật khúc xạ nặng hơn (đối với trường hợp này thì đó là mắt bị viễn thị nặng hơn). Khi đó nhược thị sẽ xuất hiện ở mắt đó.
Bất thường khúc xạ có thể giải quyết được bằng cách mang kính. Tuy nhiên, trừ phi được kiểm tra thị lực, còn nếu không thì cha mẹ khó có thể phát hiện được trẻ có bị bất thường khúc xạ hay không. Đặc biệt nếu như trẻ bị chiết quang không đều và một mắt dùng tạm được có thể đủ thị lực để sinh hoạt một cách bình thường. Nếu như không được phát hiện, nhược thị có thể xuất hiện ở một mắt không được sử dụng.
Những bất thường khác gây cản trở thị giác
Bất kỳ bất thường nào ở trẻ nhỏ gây cản trở thị giác có thể dẫn đến nhược thị do não không thể tạo lập được đường dẫn truyền thị giác. Chẳng hạn như bị đục thủy tinh thể ở một mắt hoặc giác mạc bị sẹo, sụp mi, di chứng màng đồng tử, tổn hại dịch kính,…
(3) Triệu chứng của nhược thị?
- Nhược thị có thể biểu hiện một số triệu chứng như nhìn mờ một mắt hoặc hai mắt, mỏi mắt, có thể kèm theo lác, sụp mi.
- Hiện tượng giảm thị lực ở một mắt hoặc cả hai mắt sau khi chỉnh kính, hoặc chênh lệch thị lực 2 mắt ≥ 2 hàng thị lực được đánh giá là nhược thị. Bệnh nhân cũng có xu hướng đọc từng chữ, từng mắt rời rạc dễ dàng hơn khi đọc nguyên hàng chữ.
(4) Phòng tránh nhược thị?
- Để phòng tránh nhược thị, ba mẹ cần cho trẻ phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân có thể gây nhược thị. Điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi của mắt nhược thị càng tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhược thị do lác có thể hồi phục nếu điều trị trước 9 tuổi, trong khi thời điểm này với nhược thị do lệch khúc xạ là 12 tuổi.
(5) Điều trị nhược thị?
- Nguyên tắc chung của việc điều trị nhược thị bao gồm hạn chế sử dụng mắt lành, kích thích và tạo điều kiện cho mắt nhược thị được sử dụng để có thể phát triển thị giác bình thường và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây nhược thị.
Điều trị những bệnh nguyên nhân
- Chẳng hạn như những người bị tật khúc xạ (cận thị hoặc viễn thị) có thể điều chỉnh được bằng cách mang kính, những người bị đục thủy tinh thể có thể phẫu thuật để điều trị.
Làm cho mắt bị nhược thị hoạt động
- Cách điều trị chính là hạn chế dùng bên mắt đang hoạt động tốt để khuyến khích mắt bị nhược thị hoạt động. Nếu điều này được thực hiện sớm ở trẻ em, thị giác thường sẽ được cải thiện đến mức bình thường.
Phương pháp bịt mắt
- Dán băng trực tiếp che mắt, dán băng che lên trên mắt kính, sử dụng kính tiếp xúc mờ hoặc đục.
- Thời gian bịt mắt: bịt hoàn toàn trong ngày (nhược thị nặng), bịt hoàn toàn trừ 1giờ 1 ngày, bịt 1/2 thời gian lúc thức (trẻ dưới 1 tuổi).
- Thời gian theo dõi: một tuần cho 1 năm tuổi, ví dụ trẻ 1 tuổi theo dõi sau 1 tuần, trẻ 2 tuổi theo dõi sau 2 tuần, trẻ 3 tuổi theo dõi sau 3 tuần, từ 4 tuổi trở lên theo dõi sau 1 tháng.
- Phải kiểm tra mắt lành tránh nhược thị đảo ngược và kiểm soát sự cải thiện thị lực của mắt bị nhược thị.
Thông thường thì việc điều trị sẽ tiếp tục cho đến khi thị lực trở về bình thường hoặc cho đến khi không còn có thể cải thiện thêm nếu điều trị tiếp. Có thể kéo dài trong vài tuần đến vài tháng. Trẻ sau đó sẽ được theo dõi cho đến khoảng 8 tuổi để bảo đảm mắt vẫn tiếp tục được sử dụng và không bị nhược thị trở lại.
Phương pháp gia phạt
- Ở phương pháp này, bệnh nhân có thể được sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc kính đặc chế để làm mờ mắt còn tốt thay vì dùng băng dán như vậy có thể khiến cho trẻ sử dụng mắt bị nhược thị để nhìn. Loại thuốc và liều lượng sử dụng thuốc sẽ được chỉ định phụ thuộc vào độ tuổi, độ nặng của nhược thị. Bệnh nhân cũng cần được theo dõi chặt chẽ để tránh tình trạng nhược thị đảo ngược.
Kích thích sử dụng mắt nhược thị
- Mắt nhược thị cần được kích thích để hoạt động bằng cách điều chỉnh tật khúc xạ thông qua việc đeo kính đủ số và thường xuyên. Bên cạnh đó có thể chơi những trò chơi về thị giác với trẻ đòi hỏi phải sử dụng mắt bị nhược thị nhiều như xâu hạt cườm, tập đồ hình, tập trên máy,....
Lưu ý: Thông tin về Nhược thị là gì? chỉ mang tính chất tham khảo!
Nhược thị là gì? (Hình ảnh từ Internet)
Quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế như thế nào?
Căn cứ theo Điều 36, Điều 37 Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, có cụm từ bị thay thể bởi điểm a khoản 35 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024, thì quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:
[1] Quyền của người tham gia bảo hiểm y tế
- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế.
- Được đăng ký cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm y tế 2008.
- Được khám bệnh, chữa bệnh.
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế.
- Yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế.
- Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế.
[2] Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế
- Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
- Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
- Thực hiện các quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm y tế 2008 khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
- Chấp hành các quy định và hướng dẫn của cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
- Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Từ ngày 01/07/2025, không được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024;
Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.
8. Sử dụng thiết bị y tế thay thế bao gồm chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.”.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.”
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Như vậy, từ ngày 01/07/2025, không được hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp sau:
- Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế 2008 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
- Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
- Khám sức khỏe.
- Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
- Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
- Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
- Điều trị lác và tật khúc xạ của mắt đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Sử dụng thiết bị y tế thay thế bao gồm chân giả, tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa.
- Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
- Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
- Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];