Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cập nhật học phí Học viện Ngoại giao mới nhất năm 2025?
Dự kiến học phí Học viện Ngoại giao năm học 2025 2026? Phương thức tuyển sinh của Học viện Ngoại giao?
Cập nhật học phí Học viện Ngoại giao mới nhất năm 2025?
Học viện Ngoại giao (DAV) là cơ sở hàng đầu Việt Nam về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế toàn diện. Đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đào tạo các chuyên ngành về ngoại giao.
Các ngành đào tạo của Học viện Ngoại giao bao gồm: Quan hệ Quốc tế; Luật Quốc tế; Kinh tế Quốc tế; Truyền thông Quốc tế; Kinh doanh Quốc tế;...
Hiện nay, Học viện Ngoại giao chưa công bố mức học phí chính thức cho năm học 2025 - 2026. Tuy nhiên, có thể tham khảo học phí Học viện Ngoại giao qua các năm như sau:
Mức học phí năm học 2023 - 2024, cụ thể:
- Với ngành Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Luật quốc tế và Ngôn ngữ Anh có mức học phí là 4.400.000 đồng/tháng. Tức là năm nay tăng 100.000 đồng/tháng.
- Với ngành Luật thương mại quốc tế và Châu Á - Thái Bình Dương học năm học 2023 - 2024 là 2.100.000 đồng/tháng - thấp hơn mức học phí năm nay hơn 1 triệu đồng/tháng.
Mức học phí năm học 2024 - 2025, cụ thể:
- Với chương trình đào tạo các ngành Quan hệ quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Luật quốc tế và Ngôn ngữ Anh, mức học phí được Học viện công bố là 4.500.000 đồng/tháng/sinh viên.
- Với ngành Luật thương mại quốc tế là 3.400.000 đồng/tháng và ngành Châu Á - Thái Bình Dương học là 3.600.000 đồng/tháng.
Mức học phí năm học 2025 - 2026: Đang cập nhật...
Phương thức tuyển sinh của Học viện Ngoại giao:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp dựa trên Kết quả học tập THPT và Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế;
- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Chứng chỉ quốc tế/Bài thi chuẩn hóa năng lực quốc tế;
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên Kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Cập nhật học phí Học viện Ngoại giao mới nhất năm 2025? (Hình từ Inernet)
Ai là người ban hành hệ thống văn bằng giáo dục Đại học?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định về văn bằng, chứng chỉ như sau:
Văn bằng, chứng chỉ
1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình giáo dục, đạt chuẩn đầu ra của trình độ tương ứng theo quy định của Luật này.
2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.
3. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
4. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau.
5. Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Như vậy, Chính phủ là cơ quan ban hành hệ thống văn bằng giáo dục đại học và quy định văn bằng trình độ tương đương của một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù.
Nhà nước giữ vai trò gì trong thời đại xã hội hóa sự nghiệp giáo dục?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
1. Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.
2. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao.
3. Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
4. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước thực hiện đa dạng các loại hình cơ sở và hình thức giáo dục. Không những thế, nhà nước còn có nhiệm vụ khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, khuyến khích các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục phát triển, đáp ứng nhu cầu của xã hội trong giáo dục chất lượng cao.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];