So sánh mức lương kế toán kho và các vị trí công việc kế toán khác?
Mức lương kế toán kho so với các vị trí công việc kế toán khác? Điều kiện bằng cấp để được tham gia dự thi chứng chỉ kế toán viên?
So sánh mức lương kế toán kho và các vị trí công việc kế toán khác?
Phân biệt các vị trí công việc trong kế toán:
(1) Kế toán kho:
Kế toán kho (Warehouse Accountant) hầu hết là làm việc trong kho hàng để theo dõi, kiểm tra quá trình xuất - nhập cả hàng hóa và thực hiện báo cáo, kiểm soát hàng tồn trong kho của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế toán kho cũng có trách nhiệm xuất các giấy tờ, chứng từ cho hành hóa. Đảm bảo chất lượng cũng như số lượng hàng hoá đúng như trên các giấy tờ đã báo cáo.
(2) Kế toán trưởng:
Là người đứng đầu bộ phận kế toán, quản lý và giám sát tiến độ công việc của các kế toán viên. Kế toán trưởng là người có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời, tham mưu các chiến lược tài chính cho ban lãnh đạo.
(3) Kế toán tổng hợp:
Chịu trách nhiệm ghi nhận, đánh giá và thống kê tổng quát các dữ liệu, số liệu trên tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính dựa theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp là bộ phận chịu trách nhiệm chung từ số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Do đó, đây là bộ phận có vai trò chủ chốt trong việc giúp doanh nghiệp, tổ chức giải quyết chính xác các vấn đề về tài chính.
Đòi hỏi sự bao quát xuyên suốt từ giai đoạn thu thập, xử lý dữ liệu trên các chứng từ kế toán hàng ngày cho đến giai đoạn lên báo cáo tài chính và báo cáo thuế mỗi tháng, quý, năm. Và thực hiện cố vấn cho ban lãnh đạo kế hoạch tài chính phù hợp.
(4) Kế toán nội bộ:
Kế toán nội bộ là một vị trí kế toán không thể thiếu trong doanh nghiệp, thực hiện các công việc ghi chép, lưu trữ, lập chứng từ, kiểm tra và theo dõi những hoạt động kinh tế, hoạt động tài chính của doanh nghiệp từ lúc phát sinh cho đến khi kết thúc.
(5) Kế toán thanh toán:
Có trách nhiệm lập các chứng từ liên quan đến tạm ứng, đề xuất, thanh toán, đối chiếu công nợ giữa các kết quả chứng từ để quản lý các khoản tạm ứng thanh toán.
Thực hiện các công việc liên quan đến các thu, chi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản khi có các nhu cầu thanh toán trong doanh nghiệp.
(6) Kế toán tiền lương:
Đảm nhận việc tính toán và chi trả lương; đồng thời có trách nhiệm lập và quản lý danh sách người lao động; phụ trách quản lý chính sách đóng bảo hiểm của nhân sự trong doanh nghiệp.
(7) Kế toán công nợ:
Kế toán công nợ (Accounting Liabilities) là người quản lý các khoản nợ mà doanh nghiệp nợ hoặc doanh nghiệp phải thu về. Ngoài ra, kế toán công nợ còn lên kế hoạch giãn nợ và thu hồi nợ thông qua việc kiểm tra sát sao tình trạng thanh toán của khách hàng. Ngoài ra, người làm kế toán công nợ còn phải tiến hành lập báo cáo về các khoản công nợ phát sinh.
Kiểm soát được tình hình công nợ sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru hơn.
(8) Kế toán ngân hàng:
Kế toán ngân hàng (Bank Accountant) là vị trí công việc thực hiện các công việc ghi chép, tổng hợp, phân loại và giải thích những vẫn đề về kinh tế, tài chính. Qua đó, cung cấp những thông tin cần thiết cho các ngân hàng nhằm quản lý hoạt động tiền tệ.
(9) Kế toán bán hàng:
Kế toán bán hàng (Sales Accountant) là vị trí kế toán đảm nhận toàn bộ các vấn đề liên quan đến quản lý hóa đơn bán hàng, bao gồm như:
- Ghi nhận hóa đơn bán hàng;
- Ghi chép sổ chi tiết doanh thu, thuế giá trị gia tăng;
- Lập các báo cáo bán hàng
- Lập các báo cáo liên quan khác theo yêu của cầu doanh nghiệp.
Mức lương kế toán kho và các vị trí công việc kế toán khác:
Bộ phận kế toán với nhiều vị trí khác nhau sẽ đảm nhận những công việc chuyên môn khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào từng vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương khác nhau.
Dưới đây là mức lương tham khảo của kế toán kho và các vị trí công việc kế toán khác:
Vị trí |
Mức lương 1 – 3 năm (VNĐ) |
Mức lương trên 3 năm (VNĐ) |
Kế toán tổng hợp |
10,000,000 – 14,000,000 |
15,000,000 – 25,000,000 |
Kế toán nội bộ |
8,000,000 – 10,000,000 |
10,000,000 – 12,000,000 |
Kế toán thuế |
10,000,000 – 12,000,000 |
12,000,000 – 20,000,000 |
Kế toán công nợ |
8,000,000 – 11,000,000 |
10,000,000 – 13,000,000 |
Kế toán bán hàng |
8,000,000 – 10,000,000 |
9,000,000 – 16,500,000 |
Kế toán thanh toán |
9,000,000 – 12,000,000 |
10,000,000 – 13,000,000 |
Kế toán ngân hàng |
9,000,000 – 12,000,000 |
10,000,000 – 13,000,000 |
Kế toán kho |
8,000,000 – 10,000,000 |
10,500,000 – 12,000,000 |
Kế toán tiền lương |
7,000,000 – 13,000,000 |
10,000,000 – 15,000,000 |
Mức lương kế toán kho chỉ ở mức thu nhập trung bình so với các vị trí kế toán khác. Lương sau 3 năm kinh nghiệm sẽ được tăng hơn 20% so với lương từ 1 - 3 năm.
Hiện nay, mức lương kế toán tổng hợp đang là vị trí có mức lương cao nhất, vì công việc đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao, phải bao quát xuyên suốt tình hình tài chính và lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế mỗi tháng, quý, năm.
Mức lương kế toán kho và các vị trí công việc kế toán khác? chỉ mang tính tham khảo.
So sánh mức lương kế toán kho và các vị trí công việc kế toán khác? (Hình từ Internet)
Điều kiện bằng cấp để được tham gia dự thi chứng chỉ kế toán viên?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định điều kiện bằng cấp để được tham gia dự thi chứng chỉ kế toán viên như sau:
Điều kiện dự thi
Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên, chứng chỉ kế toán viên phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư này;
...
Như vậy, để được tham gia dự thi chứng chỉ kế toán viên phải đảm bảo có một trong các điều kiện bằng cấp dưới đây:
- Bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán;
- Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành với tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học: Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, Phân tích hoạt động tài chính, Thuế từ 7% trở lên trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học;
- Bằng tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khác và có văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 91/2017/TT-BTC;
Từ khóa: mức lương kế toán kho lương kế toán kho kế toán kho Kế toán trưởng kế toán tổng hợp kế toán nội bộ kế toán thanh toán kế toán tiền lương kế toán công nợ kế toán ngân hàng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;