Mức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, cụ thể ra sao?
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, chính phủ quy định mức tặng quà cho người có công với cách mạng cụ thể ra sao? Những ai được xem là người có công với cách mạng?
Mức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, cụ thể ra sao?
Vừa qua, Chủ tịch nước đã ký Quyết định 689/QĐ-CTN năm 2025 về việc tặng quà người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945-2/9/2025), cụ thể:
- Mức quà tặng (bằng tiền): 500.000 đồng/01 người/02 dịp.
- Thời điểm thực hiện: Tặng 01 lần vào dịp ngày 30/4/2025.
Dự kiến tổng kinh phí để tặng quà là hơn 834 tỷ đồng và hơn 1,68 triệu người có công sẽ được nhận quà tặng. Kinh phí tặng quà do ngân sách Trung ương đảm bảo theo quy định tại điểm a khoản 14 Điều 170 Nghị định 131/2021/NĐ-CP.
Mức tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, cụ thể ra sao? (Hình internet)
Những ai được xem là người có công với cách mạng?
Căn cứ vào Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định về những người có công với cách mạng bao gồm:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Liệt sỹ;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
- Bệnh binh;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
- Người có công giúp đỡ cách mạng.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm gì trong quản lý ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ tại Điều 51 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý về ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
[1] Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trên địa bàn quản lý;
- Tổ chức triển khai các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trên địa bàn;
- Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
- Ban hành quy chế quản lý công trình ghi công liệt sỹ, mộ liệt sỹ trên địa bàn;
- Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ chi quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 theo phân cấp, ủy quyền của Chính phủ và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động nguồn lực trong xã hội để chăm lo, giúp đỡ người có công với cách mạng và gia đình;
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định các chính sách ngoài quy định tại khoản 1 Điều 45 của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14.
[2] Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
- Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, huy động nguồn lực trong xã hội để giúp đỡ gia đình người có công với cách mạng;
- Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Quản lý công trình ghi công liệt sỹ, mộ liệt sỹ thuộc địa bàn cấp huyện quản lý.
[3] Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
- Thực hiện hoặc kiểm tra việc chi trả chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;
- Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện pháp luật, chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng thuộc thẩm quyền được giao;
- Quản lý công trình ghi công liệt sỹ, mộ liệt sỹ thuộc địa bàn cấp xã quản lý.
Xem thêm:
Từ khóa: Người có công với cách mạng người có công Cách mạng Ưu đãi người có công với cách mạng Ngày Giải phóng miền Nam tặng quà cho người có công với cách mạng
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;