Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu giả nguy hiểm như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong an toàn thực phẩm?

Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu giả nguy hiểm như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong an toàn thực phẩm theo quy định?

Đăng bài: 10:51 06/05/2025

Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu giả nguy hiểm như thế nào?

Lòng se điếu là một loại lòng non của lợn với đặc điểm thành dày và bề mặt bên trong tạo thành nhiều nếp gấp. Khi thưởng thức, lòng xe điếu mang lại cảm giác dai giòn đặc trưng, cùng vị ngọt thơm, không gây cảm giác ngấy như lòng non thông thường.

Về hình dáng, lòng xe điếu có phần giống với chiếc ống se điếu của bát hút thuốc lào lâu năm, khi đã đặc lại bên trong. Đây được xem là một trong những loại lòng ngon, hấp dẫn, rất được ưa chuộng. Khi ăn, sẽ cảm nhận rõ độ giòn sật và vị béo vừa phải.

Lòng se điếu cũng là một loại lòng non của con lợn, nhưng đây là một loại đột biến chỉ có ở những con lợn cái sống lâu năm và có thân hình ốm.

Cụ thể, lòng se điếu rất hiếm, mổ cả trăm con heo không có nổi một con có bộ phận này. Chính vì vậy, lòng se điếu được chế biến thành nhiều món ngon ưa thích, giá bán lại rất cao.

Theo đó, sử dụng các hóa chất để "phù phép" thành lòng se điếu sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu có sử dụng các chất nêu trên với nồng độ cao có thể tích tụ lâu ngày gây ung thư hoặc ngộ độc cấp dẫn đến tử vong.

Điển hình như một số chất khi ngâm có thể làm cho bề mặt thực phẩm trở nên co lại, cứng lên và trắng hơn như oxy già, phèn chua...

Mỗi nơi sẽ có giá bán lòng se điếu khác nhau nên cũng không biết chính xác giá chuẩn của lòng se điếu là bao nhiêu. Về cơ bản, món này có giá khá cao, dao động từ 1.2 đến 2.5 triệu đồng/kg thậm chí hơn nữa.

Dưới đây là hình ảnh của lòng se điếu:

Lòng se điếu

Lưu ý: Thông tin về "Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu giả nguy hiểm như thế nào?" chỉ mang tính tham khảo!

Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu giả nguy hiểm như thế nào?

Lòng se điếu là gì? Lòng se điếu giả nguy hiểm như thế nào? (Hình từ Internet)

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong an toàn thực phẩm theo quy định?

Căn cứ theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về những hành vi bị cấm bao gồm:

[1] Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.

[2] Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.

[3] Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

[4] Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

[5] Sản xuất, kinh doanh:

- Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Thực phẩm bị biến chất;

- Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép;

- Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm;

- Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu;

- Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh;

- Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy;

- Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

[6] Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.

[7] Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.

[8] Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.

[9] Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

[10] Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

[11] Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.

[12] Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

[13] Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.

Xem thêm 

28 Phạm Lê Trung Hiếu

Từ khóa: An toàn thực phẩm Lòng se điếu Lòng se điếu là gì Lòng se điếu giả chế biến thực phẩm bảo đảm an toàn

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...