Mẫu đơn xin nghỉ dịp lễ 30 4 1 5 nhiều ngày hơn quy định?
Mẫu đơn xin nghỉ dịp lễ 30 4 1 5? Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong dịp lễ 30 4 1 5 phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Mẫu đơn xin nghỉ dịp lễ 30 4 1 5 nhiều ngày hơn quy định?
Dịp nghỉ lễ 30 4 1 5 luôn là thứ mà được nhiều người quan tâm và đáng mong chờ nhất. Cụ thể, lịch nghỉ lễ này sẽ diễn ra như sau:
Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024 từ Bộ Nội vụ, dịp lễ 30 4 và ngày Quốc tế Lao động 1 5 năm 2025 sẽ kéo dài 5 ngày liên tục. Cụ thể:
- Đối với công chức, viên chức và người lao động sẽ được hưởng kỳ nghỉ từ Thứ 4 (ngày 30/4) cho đến hết Chủ nhật (ngày 4/5). Để có được lịch nghỉ như thế này, người lao động phải được yêu cầu hoán đổi ngày làm việc từ thứ Sáu (ngày 2/5) sang thứ Bảy (ngày 26/4).
- Đối với các cơ quan, đơn vị không có lịch nghỉ cố định vào thứ Bảy và Chủ Nhật thì việc bố trí lịch nghỉ sẽ được điều chỉnh dựa trên kế hoạch của từng đơn vị nhằm đảm bảo phù hợp và tuân thủ quy định của pháp luật.
- Đối với trường hợp do tính chất công việc, doanh nghiệp có thể đề nghị người lao động đi làm vào ngày lễ. Tuy nhiên thì việc này phải tuân thủ theo quy định của pháp luật lề Bộ luật Lao động 2019 và chế độ tính làm thêm giờ.
- Đối với học sinh trên cả nước: Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, vào dịp lễ 30 4 1 5 thì học sinh trên cả nước được nghỉ 5 ngày liên tục (từ ngày 30 4 đến 4 5).
Kỳ nghỉ lễ 30 4 và 1 5 luôn là dịp được nhiều người lao động mong đợi. Nhiều người viết đơn xin nghỉ phép dịp lễ 30 4 1 5 nghỉ nhiều ngày hơn quy định để có thể tạm quên đi những bộn bề công việc và còn là cơ hội để đoàn tụ gia đình hoặc tham gia những hoạt động vui chơi giải trí.
Dưới đây là Mẫu đơn xin nghỉ dịp lễ 30 1 5 nhiều ngày hơn quy định: Tại đây
Thông tin về Mẫu đơn xin nghỉ dịp lễ 30 4 1 5 nhiều ngày hơn quy định chỉ mang tính chất tham khảo.
Mẫu đơn xin nghỉ dịp lễ 30 4 1 5 nhiều ngày hơn quy định? (Hình từu Internet)
Người lao động có được nghỉ làm việc và hưởng nguyên hương trong ngày 30 4 không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, Tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Theo đó, ngày 30 4 là ngày Chiến thắng và thuộc 1 trong số những ngày nghỉ lễ, Tết mà người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong dịp lễ 30 4 1 5 phải đáp ứng yêu cầu như thế nào?
Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];