Cách tính bảo hiểm xã hội một lần đối với người đóng BHXH bắt buộc như thế nào?
Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025 đối với người đóng BHXH bắt buộc? Hồ sơ rút BHXH 1 lần bao gồm những yêu cầu nào?
Cách tính bảo hiểm xã hội một lần đối với người đóng BHXH bắt buộc như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 70 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025) quy định cụ thể về cách tính bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Hưởng bảo hiểm xã hội một lần
...
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nhưng không bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với năm đóng trước năm 2014.
Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng nhưng không quá 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
4. Trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng và căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bao gồm số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; việc tính mức hưởng mỗi năm thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều này.
...
Như vậy từ 1/7/2025 cách tính bảo hiểm xã hội một lần (số tiền rút bảo hiểm xã hội một lần được tính mỗi năm) theo công thức tính như sau: X = (1.5a+ 2b) x Lbq
- X : là số tiền hưởng BHXH 1 lần (đơn vị: đồng);
- a : là thời gian đóng BHXH trước năm 2014 (đơn vị: tháng);
- b : là thời gian đóng BHXH sau năm 2014 (đơn vị: tháng);
- Lbq: là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (đơn vị: đồng/tháng).
Ví dụ: Trường hợp NLĐ đóng BHXH được 10 năm (trong đó có 6 năm trước năm 2014 và 4 năm sau năm 2014). Mức bình quân tiền lương của NLĐ tháng đóng BHXH là 5.000.000 triệu/đồng.
Thời gian đóng BHXH trước năm 2014 (6 năm)
- 6 x 1.5 x 5.000.000= 45.000.000 triệu/đồng.
Thời gian đóng BHXH sau năm 2014 (4 năm)
- 4 x 2 x 5.000.000= 40.000.000 triệu/đồng
Tổng tiền BHXH 1 lần nhận được:
45.000.000 + 40.000.000= 85.000.000 triệu/ đồng
Như vậy, mức hưởng BHXH một lần căn cứ vào số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Tư vấn bảo hiểm xã hội có thực sự cần thiết?
Cách tính bảo hiểm xã hội một lần đối với người đóng BHXH bắt buộc như thế nào? (Hình internet)
Hồ sơ rút BHXH 1 lần bao gồm những yêu cầu nào?
Căn cứ theo Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/07/2025) quy định về hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần cụ thể như sau:
[1] Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:a) Sổ bảo hiểm xã hội;b) Văn bản đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
[2] Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì có thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh để định cư ở nước ngoài;
- Thẻ thường trú dài hạn ở nước ngoài của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;d) Giấy tờ hợp pháp khác thể hiện việc định cư ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
[3] Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 , ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì có thêm bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
[4] Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 102 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy xác nhận mức độ khuyết tật đặc biệt nặng.
Mức và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 (được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP) quy định về mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp cụ thể như sau:
[1] Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
[2] Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
[3] Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];