Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Lươn trông trăng là gì? Tại sao không nên ăn lươn trông trăng?
Lươn trông trăng được hiểu như thế nào? Tại sao lại không được ăn lươn trông trăng?
Lươn trông trăng là gì?
Lươn là một loại cá thuộc họ lươn thích sống trong ao, mương, ruộng lúa và suối. Thịt lươn là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe.
Thịt lươn có hàm lượng protein cao tương đương với thịt bò. Vì vậy, hàm lượng protein trong nó cũng rất cao nên phù hợp để sử dụng làm nguồn protein cho tất cả các nhóm tuổi, bao gồm cả trẻ em.
Trong dân gian có câu: "Dù nghèo cũng không nên ăn lươn vàng”, tức là không phải lươn đồng nào cũng ăn được, như lươn trông trăng thì không được ăn.
Theo truyền thuyết dân gian, lươn trông trăng là loại lươn đồng lớn hơn lươn ruộng bình thường, với hai đặc điểm nổi bật.
- Thứ nhất, chúng thích ăn xác động vật chết, như xác chó mèo ngoài đồng.
-Thứ hai, vào những đêm trăng tròn, chúng thường ngẩng đầu lên nhìn trăng, nên được gọi là lươn mặt trăng.
Lươn trông trăng là gì? Tại sao không nên ăn lươn trông trăng? (Hình từ Internet)
Tại sao không nên ăn lươn trông trăng?
Lươn trông trăng thực chất vẫn là một loại lươn bình thường nhưng có kích thước to hơn lươn đồng. Đặc trưng của lươn trông trăng là thích ăn xác chết, nhất là xác chất động vật như chó mèo. Một nguyên nhân khiến loài lươn này được gọi là lươn trông trăng vì nó thích xuất hiện vào đêm trăng tròn. Mỗi khi xuất hiện, lươn sẽ ngẩng cao đầu hướng về ánh trăng nên có hình ảnh lươn trông trăng.
Nhiều người cho rằng lươn trông trăng không thể ăn được. Điều này được lý giải bằng cơ sở khoa học. Trong trường hợp lươn khỏi ngoi đầu lên khỏi mặt nước, chứng tỏ chất lượng nước xuống thấp, thiếu oxy trầm trọng nên lươn phải tìm cách hấp thụ oxy bằng cách ngẩng đầu lên trời. Ngoài ra, lươn là loài vật chuyên ăn đêm, vào ban đêm khi ra ngoài đồng là thời điểm dễ dàng nhìn thấy lươn nhất.
Thông thường lươn đồng sẽ có phần bụng màu vàng, lưng đen, đuôi nhọn, thân hình mũm mĩm, tròn vành. Thịt lươn đồng thơm, chắc nuột và bổ dưỡng. Tuy nhiên, lươn nuôi lại có phần bụng màu vàng nhạt pha lẫn nâu đen, đầu nhỏ, đuôi ngắn. Thịt lươn nuôi ăn khá bở, mềm, không dai như lươn đồng nên giá trị tiêu thụ cũng thấp hơn.
Ngoài ra, lươn lớn còn được cho là có độc tính cao hơn. Mặc dù độc tố không có trong thịt mà chủ yếu trong máu của lươn, nhưng độc tính này lại tăng lên khi lươn càng lớn. Việc nấu chín lươn lớn và loại bỏ hoàn toàn nội tạng, máu trở nên phức tạp hơn so với lươn nhỏ. Nếu không nấu kỹ, nguy cơ ngộ độc vẫn có thể xảy ra.
Lưu ý thông tin về Lươn trông trăng là gì? Tại sao không nên ăn lươn trông trăng? chỉ mnag tính chất tham khảo!
Quy đinh về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản như thế nào?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản như sau:
Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.
3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
Như vậy, quy định về điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản như sau:
[1] Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
[2] Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017.
[3] Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản 2017.
[4] Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
[5] Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];