Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả? Phát hiện cháy rừng cần báo cho ai?
Những biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả? Cần báo cho ai khi phát hiện cháy rừng?
Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả?
Dưới đây là Thông tin Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả:
[1] Rừng là gì?
Tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
...
Theo đó, rừng là một hệ sinh thái bao gồm: các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
[2] Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả?
Rừng có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường. Do đó, bảo vệ rừng là một trong những mục tiêu quan trọng, cấp bách hàng đầu. Hiện nay, có các biện pháp bảo vệ rừng như sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Xây dựng và thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Tăng cường Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
- Tuyên truyền, vận động công tác trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc.
- Phát triển kinh tế rừng bền vững.
- ...
Lưu ý: Thông tin Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả? mang tính chất tham khảo!
Xem thêm: Bảo vệ môi trường là gì?
Xem thêm: Năng lượng tái tạo là gì?
Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả? Khi phát hiện cháy rừng cần báo cho ai? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện cháy rừng, cần báo cho ai?
Tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng
1. Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:
a) Chủ rừng;
b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
...
Theo đó, khi phát hiện cháy rừng, người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau:
[1] Chủ rừng;
[2] Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;
[3] Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất;
[4] Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
Có thể thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy rừng như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng
...
2. Hình thức thực hiện
a) Thông qua các hội nghị, họp chuyên đề về phòng cháy và chữa cháy rừng hoặc lồng ghép chuyên đề về phòng cháy và chữa cháy rừng với các hội nghị khác, các cuộc họp dân cư sống gần rừng.
b) Quy định nội dung phòng cháy và chữa cháy rừng vào hương ước, quy ước của cộng đồng thôn, bản; ký cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh ở cơ sở, nơi sinh hoạt cộng đồng của các khu dân cư sống gần rừng, các trang mạng xã hội.
d) Phát hành tờ rơi, xây dựng bảng tin, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển cấm lửa tại các khu rừng, khu dân cư sống gần rừng.
đ) Các hình thức tuyên truyền khác: tuyên truyền lưu động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức các lớp học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.
...
Theo đó, để thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy rừng, có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
[1] Thông qua các hội nghị, họp chuyên đề về phòng cháy và chữa cháy rừng hoặc lồng ghép chuyên đề về phòng cháy và chữa cháy rừng với các hội nghị khác, các cuộc họp dân cư sống gần rừng.
[2] Quy định nội dung phòng cháy và chữa cháy rừng vào hương ước, quy ước của cộng đồng thôn, bản; ký cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.
[3] Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa phát thanh ở cơ sở, nơi sinh hoạt cộng đồng của các khu dân cư sống gần rừng, các trang mạng xã hội.
[4] Phát hành tờ rơi, xây dựng bảng tin, biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng, biển cấm lửa tại các khu rừng, khu dân cư sống gần rừng.
[5] Các hình thức tuyên truyền khác: tuyên truyền lưu động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về phòng cháy và chữa cháy rừng, tổ chức các lớp học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];