Dự kiến nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển sau sáp nhập?
Nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển? Xác định các vùng cấm khai thác có nằm trong nội dung quy hoạch kinh tế biển không?
Dự kiến nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển sau sáp nhập?
- Trước khi ban hành Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025: Việt Nam hiện có 28 tỉnh, thành phố giáp biển với 125 huyện ven biển, trải dọc theo bờ biển dài hơn 3.260 km, kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
+ Từ Bắc vào Nam, các tỉnh, thành phố giáp biển lần lượt là: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
- Sau khi ban hành Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025: thống nhất sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Bên cạnh 11 tỉnh, thành giữ nguyên hiện trạng, 53 địa phương còn lại dự kiến sáp nhập thành 23 tỉnh thành.
+ Việt Nam chỉ còn lại 21 tỉnh ven biển so với con số 28 tỉnh. Tuy nhiên, nếu so sánh về tỷ lệ thì sau sáp nhập, tỷ lệ các tỉnh thành phố tiếp giáp với biển là 62% (21/34 tỉnh), lớn hơn rất nhiều so với con số 44% hiện nay (28/63 tỉnh).
- Danh sách các tỉnh thành phố tiếp giáp với biển sau khi sáp nhập:
STT |
Tỉnh, thành sau sáp nhập |
Hợp nhất các tỉnh, thành |
1 |
Quảng Ninh |
Quảng Ninh |
2 |
Hải Phòng |
Hải Phòng và Hải Dương |
3 |
Hưng Yên |
Thái Bình và Hưng Yên |
4 |
Ninh Bình |
Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam |
5 |
Thanh Hóa |
Thanh Hóa |
6 |
Nghệ An |
Nghệ An |
7 |
Hà Tĩnh |
Hà Tĩnh |
8 |
Quảng Trị |
Quảng Bình và Quảng Trị |
9 |
Thừa Thiên Huế |
Thừa Thiên Huế |
10 |
Đà Nẵng |
Đà Nẵng và Quảng Nam |
11 |
Quảng Ngãi |
Quảng Ngãi và Kon Tum |
12 |
Gia Lai |
Bình Định và Gia Lai |
13 |
Đắk Lắk |
Phú Yên và Đắk Lắk |
14 |
Khánh Hòa |
Khánh Hòa và Ninh Thuận |
15 |
Lâm Đồng |
Bình Thuận, Lâm Đồng và Đắk Nông |
16 |
TP. Hồ Chí Minh |
TP. HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương |
17 |
Cà Mau |
Cà Mau và Bạc Liêu |
18 |
Cần Thơ |
Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang |
19 |
An Giang |
An Giang và Kiên Giang |
20 |
Vĩnh Long |
Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh |
21 |
Đồng Tháp |
Đồng Tháp và Tiền Giang |
Dự kiến nước ta có bao nhiêu tỉnh thành phố tiếp giáp với biển sau sáp nhập? (Hình ảnh từ Internet)
Xác định các vùng cấm khai thác có nằm trong nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển không?
Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật biển Việt Nam 2012 quy định về quy hoạch phát triển kinh tế biển cụ thể như sau:
Quy hoạch phát triển kinh tế biển
......
2. Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
b) Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
c) Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
d) Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
đ) Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
e) Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
3. Chính phủ xây dựng phương án tổng thể phát triển các ngành kinh tế biển quy định tại Điều 43 của Luật này và tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển của cả nước trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, xác định các vùng cấm khai thác là một trong các nội dung quy định về quy hoạch phát triển kinh tế biển.
Có được sử dụng dòng điện để khai thác thủy sản không?
Căn cứ khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản 2017 quy định về sử dụng dòng điện đề khai thác thủy sản như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
1. Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
2. Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
3. Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
4. Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
5. Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
6. Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại.
7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.
......
Như vậy, không được phép sử dụng dòng điện để khai thác thủy sản vì đó là một hành vi bị cấm trong khai thác thủy sản theo quy định pháp luật.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];