Lệnh LO trong chứng khoán là gì? Nhân viên môi giới chứng khoán không được thực hiện các hành vi nào?
Lệnh LO trong chứng khoán? Nhân viên môi giới chứng khoán không được thực hiện các hành vi?
Lệnh LO là gì trong chứng khoán?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định như sau:
Lệnh giao dịch
1. Các loại lệnh giao dịch áp dụng tại từng SGDCK thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 12 Quy chế này.
2. Các loại lệnh giao dịch gồm:
a) Lệnh giới hạn (ký hiệu lệnh LO):
- Lệnh LO là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc mức giá cao hơn mức giá xác định đối với lệnh bán và mức giá thấp hơn mức giá xác định đối với lệnh mua.
...
Như vậy, lệnh LO trong chứng khoán là công cụ giúp nhà đầu tư chứng khoán kiểm soát giá mua hoặc giá bản cố phiếu theo mong muốn của nhà đầu tư.
Lệnh LO trong chứng khoán là loại lệnh giới hạn và mang tính chủ động cao. Cụ thể:
- Có thể sử dụng để giới hạn giá: Lệnh LO cho phép nhà đầu tư chứng khoán áp dụng một mức giá nhất định mới thực hiện giao dịch.
Ví dụ: Nếu nhà đầu tư áp dụng lệnh LO lên một loại cổ phiếu có tên là NINI, thì mức già của NINI đạt ở mức 100 nghìn đồng/cổ phiếu hoặc thấp hơn mức đó thì nhà đầu tư sẽ trực tiếp mua cổ phiếu của NINI.
- Tính kiểm soát cao: Nhà đầu tư chứng khoán có thể dễ dàng thực hiện lệnh để kiểm soát hành vi giao dịch chứng khoán, đảm bảo mức giá chứng khoán phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư hoặc mua được với giá hời hơn mong muốn.
- Tính hiệu lực an toàn: Khi nhà đầu tư áp dụng lệnh LO được áp dụng liên tục trong một phiên giao dịch và hiệu lực của lệnh LO chỉ trong một ngày giao dịch.
Mặt khác, nền tảng giao dịch thường cho phép người dùng linh hoạt hơn trong quá trình giao dịch.
- Khớp lệnh an toàn: Lệnh LO đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư bởi, khi nhà đầu tư chọn sử dụng lệnh LO thì các khớp lệnh khác gây ảnh hưởng đến yêu cầu của lệnh LO thì các khớp lệnh đó không được thực hiện.
Hướng dẫn cách cài đặt lệnh LO trong chứng khoán:
Bước 1: Nhà đầu tư tiến hành đăng nhập vào tài khoản giao dịch để sẵn sàng đặt lệnh.
Bước 2: Nhà đầu tư lựa chọn loại cổ phiếu mong muốn giao dịch trên thị trường giao dịch, đánh giá thị trường để đưa ra mức giá giao dịch hợp lý.
Bước 3: Nhà đầu tư lựa chọn lệnh LO trong nội dung phần chọn lệnh.
Bước 4: Nhà đầu tư ấn định số lượng cổ phiếu và giá mong muốn đối với cổ phiểu đó.
Bước 5: Xác nhận cuối cùng để đặt lệnh sau khi kiểm tra toàn bộ các thông tin.
Bước 6: Luôn theo dõi giao dịch từ lệnh LO và xem xét điều chỉnh.
Trên là thông tin lệnh LO trong chứng khoán là gì và hướng dẫn cách cài đặt lệnh LO.
>> Lịch giao dịch chứng khoán - Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán chính xác nhất?
>> Chính thức: Thời gian hoạt động của hệ thống KRX là khi nào?
Lệnh LO trong chứng khoán là gì? (Hình từ Internet)
Nhân viên môi giới chứng khoán không được thực hiện các hành vi nào?
Căn cứ Điều 98 Luật Chứng khoán 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ được hành nghề chứng khoán với tư cách đại diện cho công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
2. Người hành nghề chứng khoán không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
b) Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
c) Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.
...
Như vậy, nhân viên môi giới chứng khoán không được thực hiện các hành vi sau:
- Đồng thời làm việc cho từ 02 công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán trở lên;
- Mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán nơi mình không làm việc, trừ trường hợp công ty chứng khoán nơi mình đang làm việc không có nghiệp vụ môi giới chứng khoán;
- Thực hiện hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán nơi mình đang làm việc.
Từ khóa: Lệnh LO trong chứng khoán Lệnh LO cài đặt lệnh LO môi giới chứng khoán Người hành nghề chứng khoán
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;