Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Tìm hiểu về kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Đăng bài: 09:33 06/05/2025

Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 là những người có kiến thức tương đối đầy đủ về nghề, có khả năng giao tiếp. Thực hiện được các công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu, hệ thống thuộc phần động cơ và gầm xe ô tô theo vị trí việc làm được phân công ở mức độ công việc phức tạp đòi hỏi phải có kiến thức sâu về cơ cấu, hệ thống đang sửa chữa, có kỹ năng nghề nghiệp thuần thục. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. 

Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Công nghệ sửa chữa ô tô kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020, theo đó thì Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 cần phải có 06 năng lực cơ bản như sau:

-  Ứng xử nghề nghiệp 

-  Thích nghi nghề nghiệp

-  Sử dụng công nghệ thông tin

-  An toàn lao động

-  Rèn luyện thân thể

-  Đạo đức nghề nghiệp

Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô cao cấp bậc 4 cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 cần phải có năng lực cơ bản nào theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?(Hình từ internet)

Năng lực vận dụng kỹ năng bảo dưỡng hệ thống phanh của kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 ra sao? 

Căn cứ theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của nghề Công nghệ sửa chữa ô tô kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020, theo đó thì năng lực vận dụng  kỹ năng bảo dưỡng hệ thống phanh của kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 như sau:

Thành phần và tiêu chí thực hiện 

1. Tiếp nhận công việc, kiểm tra động cơ 

- Tiếp nhận phiếu giao việc; rõ ràng, cụ thể, đầy đủ.

- Kiểm tra hệ thống phanh; cẩn thận, chính xác, hiệu quả.

2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư

- Chuẩn bị thiết bị dụng cụ; đầy đủ, đúng loại

- Chuẩn bị vật tư; đủ số lượng, đúng chất lượng.

3. Bảo dưỡng phanh đĩa

- Làm sạch hết bụi bẩn, dầu bám bên ngoài phanh đĩa; sạch sẽ, an toàn. 

- Tháo rời các bộ phận phanh đĩa; đúng kỹ thuật, an toàn.

- Bảo dưỡng các bộ phận; đúng kỹ thuật, đạt yêu cầu.

- Lắp các bộ phận; đúng kỹ thuật, an toàn.

4. Bảo dưỡng phanh tang trống 

- Làm sạch hết bụi bẩn, dầu bám bên ngoài phanh tang trống; sạch sẽ, an toàn 

- Tháo rời các bộ phận tang trống; đúng kỹ thuật

-  Bảo dưỡng các bộ phận; đúng kỹ thuật

-  Lắp các bộ phận; đúng kỹ thuật.

5. Xác nhận hoàn thành công việc, nghiệm thu và ghi phiếu bàn giao

- Xác nhận hoàn thành công việc, nghiệm thu; cụ thể, đầy đủ

- Ghi phiếu bàn giao; đầy đủ, rõ ràng

Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu

1. Kỹ năng quan trọng 

- Tháo, lắp các bộ phận của hệ thống phanh.

- Bảo dưỡng các bộ phận, đúng yêu cầu kỹ thuật.

2. Kiến thức thiết yếu

- Cấu tạo nguyên lý của các bộ phận của hệ thống phanh.

- Cách sử dụng dụng cụ tháo, lắp hệ thống phanh.

- Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh.

Điều kiện thực hiện

1. Vật tư, thiết bị, dụng cụ:

- Hệ thống phanh trên xe ô tô.

- Bộ dụng cụ tháo lắp hệ thống phanh. 

- Dầu phanh, phớt chắn dầu.

2. Tài liệu: 

- Phiếu giao việc

- Tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng hệ thống phanh.

- Hệ thống phanh. 

3. Các quy trình, hướng dẫn:

- Hướng dẫn thực hiện quy trình an toàn cơ khí.

- Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh.

Hướng dẫn đánh giá

Đơn vị năng lực này có thể được đánh giá thông qua thực hiện công việc tại nơi làm việc, xưởng thực hành. Các phương pháp đánh giá khác nhau cần được sử dụng để thu thập chứng cứ về sự thông hiểu kiến thức, kỹ năng, thái độ đã quy định trong phạm vi đơn vị năng lực. 

 Các phương pháp sau có thể được sử dụng kết hợp để đánh giá sự thành thạo đơn vị năng lực:

1. Đánh giá về kiến thức

- Thi trắc nghiệm/ tự luận/ vấn đáp

2. Đánh giá về kỹ năng

- Thao tác mẫu/ sản phẩm hoàn chỉnh

- Đánh giá quá trình thực hiện/ kết quả cuối cùng

- Đánh giá về an toàn lao động/ sử dụng dụng cụ, trang thiết bị/ tiết kiệm nguyên vật tư

- Thời gian hoàn thành

- Chất lượng sản phẩm.

8 Nguyễn Thị Trâm

Từ khóa: kỹ thuật viên Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô Kỹ thuật viên sửa chữa động cơ và gầm ô tô bậc 3 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia kỹ năng nghề nghề Công nghệ sửa chữa ô tô

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...