Sữa cỏ là sữa gì? Hành vi buôn bán sữa cỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Sữa cỏ là sữa gì? Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm khi buôn bán sữa giả?

Đăng bài: 00:30 26/04/2025

Sữa cỏ là sữa gì? Hành vi buôn bán sữa cỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Sữa cỏ là sữa gì?

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính thức trong từ điên tiếng Việt về cụm từ sữa cỏ. Tuy vậy, ta có thể hiểu sữa cỏ là sữa không có nguồn gốc rõ ràng, không có thương hiệu, sữa kém chất lượng; còn được truyền miệng với cụm từ là sữa giả.

Thực tế, sữa cỏ vẫn được rao bán tràn lan trên thị trường với mức giá rẻ mà quảng cáo là sữa chất lượng, "hàng xách tay". Vì mức giá rẻ chỉ bằng 1/2 sữa thương hiệu nên loại sữa này vẫn có không ít người ủng hộ tin dùng. Thậm chí một số nhà cung cấp đôn mức giá ảo lên đến vài triệu đồng khiến người dùng nhầm tưởng về chất lượng sữa bên trong.

Sữa cỏ (sữa giả) là mặt hàng không được cấp phép kinh doanh theo quy định pháp luật.

Hành vi buôn bán sữa cỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP  về hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng như sau:

Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 3 của Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
c) Là mỹ phẩm, thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
....

Như vậy, hành vi buôn bán sữa giả bị xử phạt hành chính sẽ căn cứ vào số lượng hàng giả tương đương với hàng thật tùy thuộc vào các trị giá khác nhau. Hoặc tùy vào số tiền thu lợi bất hợp pháp mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, buôn bán sữa giả sẽ bị phạt gấp hai lần mức quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP , mức phạt đối với hàng giả là thực phẩm.

Sữa cỏ là sữa gì? mang tính tham khảo.

Sữa cỏ là sữa gì? Hành vi buôn bán sữa cỏ bị phạt bao nhiêu tiền?

Sữa cỏ là sữa gì? Hành vi buôn bán sữa cỏ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm khi buôn bán sữa giả người kinh doanh cần biết?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm khi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng như sau:

Hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi buôn bán sữa giả là bắt buộc phải thực hiện những điều sau:

- Têu hủy tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;

- Đưa sửa giả ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do buôn bán sữa giả quy định tại Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

6 Nguyễn Minh Thư

Từ khóa: Sữa cỏ là sữa gì Hành vi buôn bán sữa cỏ Hành vi buôn bán sữa cỏ bị phạt bao nhiêu tiền buôn bán sữa giả Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...