Chất Sorbitol là chất gì? Sử dụng kẹo rau củ có hàm lượng Sorbitol cao có an toàn không?

Khái niệm về chất Sorbitol? Hàm lượng cao Sorbitol trong sản phẩm có an toàn không? Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, người bán hàng phải bồi thường như thế nào?

Đăng bài: 21:33 04/04/2025

Chất Sorbitol là chất gì? Sử dụng kẹo rau củ có hàm lượng Sorbitol cao có an toàn không?

Sorbitol hay còn được gọi là Glucitol hoặc rượu đường (polyols) có bản chất là carbonhydrat. Chất Sorbitol này có độ ngọt bằng 60% và có khoảng 2/3 lượng calo so với đường ăn thường dùng. Hợp chất này có thể được tìm thấy và chiết xuất được từ các loại trái cây có vị ngọt như táo, mơ, lê, đào, mận,... Trong công nghiệp, chất sorbitol chủ yếu được sản xuất bằng cách hydro hóa gulcose

Tác dụng chính của Sorbitol:

- Chất tạo ngọt trong thực phẩm, đồ uống, kẹo rau củ, kẹo ngọt, ...

- Dược phẩm

Tác dụng phụ của Sorbitol:

Nếu sử dụng quá nhiều sorbitol sẽ kéo một lượng nước lớn vào trong lòng ruột, dẫn đến phân lỏng quá mức, có thể gây đầy hơi và tiêu chảy. Không những vậy, cơ thể bị mất lượng nước lớn qua phân có thể biểu hiện triệu chứng mất nước và rối loạn điện giải như mệt mỏi, khô miệng, khát nước, khó chịu ở bụng,...

Chất sorbitol còn có thể gây một số tác dụng phụ như co thắt dạ dày, đau quặn bụng, buồn nôn. Các triệu chứng trên thường ít gặp, chủ yếu do chưa quen dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu trong tình trạng tiến triển nặng hoặc kéo dài gây khó chịu, nhức nhối hãy ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ, dược sĩ.

Dị ứng với sorbitol rất hiếm xảy ra, nhưng nếu bạn có các triệu chứng của dị ứng, bạn phải ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất. Triệu chứng của phản ứng dị ứng bao gồm phát ban, ngứa, sưng môi, nề mi mắt, chóng mặt, khó thở.

Như vậy, sẽ không an toàn nếu sử dụng kẹo rau củ có hàm lượng Sorbitol cao.

Chất Sorbitol là chất gì? Sử dụng kẹo rau củ có hàm lượng Sorbitol cao có an toàn không?

Chất Sorbitol là chất gì? Sử dụng kẹo rau củ có hàm lượng Sorbitol cao có an toàn không? (Hình từ Internet)

Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, người bán hàng phải bồi thường như thế nào?

Căn cứ theo Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

[1] Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 35 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

[2] Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa;

- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;

- Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên sản phẩm, hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại khác cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa;

- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động trung gian thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa;

- Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng;

- Tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

[3] Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân kinh doanh tại các điểm a, b, c, d và e khoản 2 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

[4] Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 cùng gây thiệt hại thì các tổ chức, cá nhân kinh doanh đó phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

[5] Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng?

Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

[1] Tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thông qua hệ thống thông tin tự mình thiết lập hoặc thông qua nền tảng số;

- Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian.

[2] Tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37 và Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, Mục 2 Chương III Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong trường hợp cung cấp dịch vụ liên tục.

[3] Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian có trách nhiệm sau đây:

- Chỉ định, công bố công khai đầu mối liên hệ, người đại diện được ủy quyền phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Xây dựng, công bố công khai quy chế hoạt động của nền tảng số trung gian cho người tiêu dùng, trong đó phân định rõ trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch;

- Cung cấp thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng số trung gian khi người tiêu dùng giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh đó có yêu cầu;

- Cho phép người tiêu dùng phản hồi, đánh giá về tổ chức, cá nhân kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp, đồng thời hiển thị đầy đủ, chính xác kết quả phản hồi, đánh giá, trừ trường hợp phản hồi, đánh giá đó vi phạm quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội;

- Hiển thị đầy đủ, minh bạch thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh bán, cung cấp, bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm, bao gồm: ngày, tháng, năm sản xuất; thời hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy; tiêu chuẩn kết quả cần đạt được trong cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;

- Chỉ định, công bố công khai đầu mối tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung thông tin trên nền tảng số trung gian; tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian;

- Có biện pháp cho phép hiển thị ưu tiên đánh giá, phản ánh, kiến nghị của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tổ chức đánh giá tín nhiệm theo quy định của pháp luật;

- Trực tiếp lưu trữ thông tin hoặc cung cấp giải pháp lưu trữ thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch liên quan, cho phép người tiêu dùng truy cập, truy vết, tải, lưu trữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch trên nền tảng số trung gian mà mình quản lý;

- Minh bạch hoạt động quảng cáo trên không gian mạng theo quy định của pháp luật trong trường hợp có hoạt động quảng cáo;

- Cung cấp báo cáo về các hoạt động kiểm duyệt nội dung đã thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Duy trì tài khoản báo cáo trực tuyến và cung cấp thông tin, dữ liệu cập nhật đến thời điểm được yêu cầu báo cáo để phục vụ hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình;

- Chịu trách nhiệm với người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài bán, cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam;

- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

[4] Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số lớn phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và có trách nhiệm sau đây:

- Thiết lập kho lưu trữ quảng cáo có sử dụng thuật toán để hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể;

- Đánh giá định kỳ hoạt động kiểm duyệt nội dung, việc sử dụng hệ thống thuật toán và quảng cáo hướng đến người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng cụ thể;

- Đánh giá định kỳ việc thực hiện quy định xử lý tài khoản giả, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, các giải pháp tự động toàn bộ hoặc tự động một phần.

[5] Chính phủ quy định chi tiết khoản 4 Điều 39 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.

62 Ngô Quang Khánh

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...