Tò he là đồ chơi dân gian truyền thống được làm từ nguyên liệu nào?

Nguyên liệu làm tò he đồ chơi dân gian truyền thống? Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm với sản phẩm cung ứng cho người tiêu dùng?

Đăng bài: 10:20 17/04/2025

Tò he là đồ chơi dân gian truyền thống được làm từ nguyên liệu nào?

Đi về lịch sử, làng nghề truyền thống này đã xuất hiện rất lâu đời từ 400-500 trước đây. Nơi được cho là khởi nguồn của những chiếc tò he này là làng Xuân La. Tò he là đồ chơi dân gian truyền thống được làm từ nguyên liệu nào:

Nguyên liệu làm tò he đồ chơi dân gian truyền thống là gạo nếp và gạo tẻ.

Hai loại gạo này sẽ được trộn đều vào nhau và đem đi ngâm nước sau đó được đem đi xay bột hoặc giã thành bột theo cách truyền thống.

Thông thường gạo nếu là loại được dễ sử dụng hơn do chất lượng sản phẩm tốt và bột không dính tay của người làm nhiều.

Khâu làm tò he quan trọng nhất là khâu luộc bột do việc làm bột chịu sự ảnh hưởng của thời tiết. Điển hình như vào mùa hè nhiệt độ làm bột không có nhiều độ dẻo hơn so với mùa đông.

Việc nặn tò he còn tùy thuộc vào người nghệ nhân làm nên chiếc tò he đó. Nghệ nhân sẽ tự mình chọn hình thù mà mình muốn làm sau đó dùng nước màu tạo màu cho sản phẩm.

Màu của sản phẩm không sử dụng màu hóa học mà sử dụng các màu sắc tự nhiên làm từ nước màu sắc của các loại rau củ quả.

Những người nghệ nhân biết rằng đối tượng sử dụng tò he chủ yếu là trẻ nhỏ, chính vì vậy, sự an toàn của tò he mình tạo ra là ưu tiên hàng đầu.

Trên là thông tin tò he là đồ chơi dân gian truyền thống được làm từ nguyên liệu nào.

>> Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng phạt bao nhiêu năm tù?

>> Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hiệu mỹ phẩm gì là gì?

Tò he là đồ chơi dân gian truyền thống được làm từ nguyên liệu nào?

Tò he là đồ chơi dân gian truyền thống được làm từ nguyên liệu nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm với sản phẩm cung ứng cho người tiêu dùng ra sao?

Căn cứ Điều 21 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho người tiêu dùng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
1. Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về các nội dung sau đây:
a) Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, xuất xứ hàng hóa, thời hạn sử dụng, phí, chi phí, phương thức, thời hạn giao hàng, phương thức vận chuyển, thanh toán;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh;
c) Nhận xét, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh (nếu có);
2. Thực hiện ghi nhãn hàng hóa bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa theo quy định của pháp luật;
3. Niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá;
4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của sản phẩm, hàng hóa;
5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; chính sách bảo hành theo quy định tại Điều 30 của Luật này trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có bảo hành;
6. Minh bạch thông tin về thành phần, chức năng, lợi ích khác biệt đối với sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, dịch vụ được cung cấp dành riêng cho từng giới tính;
7. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.

Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:

- Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về các nội dung sau đây:

+ Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, xuất xứ hàng hóa, thời hạn sử dụng, phí, chi phí, phương thức, thời hạn giao hàng, phương thức vận chuyển, thanh toán;

+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh;

+ Nhận xét, đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh (nếu có);

- Thực hiện ghi nhãn hàng hóa bảo đảm trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa theo quy định của pháp luật;

- Niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá;

- Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của sản phẩm, hàng hóa;

- Cung cấp hướng dẫn sử dụng; chính sách bảo hành theo quy định tại Điều 30 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có bảo hành;

- Minh bạch thông tin về thành phần, chức năng, lợi ích khác biệt đối với sản phẩm, hàng hóa được sản xuất, dịch vụ được cung cấp dành riêng cho từng giới tính;

- Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.

Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông cho tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng có trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định như sau:

Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
...
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Xây dựng, phát triển, thực hiện giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;
c) Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng;
d) Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua phương tiện truyền thông thì chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông có trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;

- Xây dựng, phát triển, thực hiện giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;

- Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng;

- Ngừng cho tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để thực hiện hành vi quấy rối người tiêu dùng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5 Huỳnh Hữu Trọng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...