Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những mẫu viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh?
Những mẫu viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh? Lộ trình chương trình giáo dục phổ thông?
Những mẫu viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh?
Dưới đây là những mẫu viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội các em học sinh có thể tham khảo:
Đoạn văn mẫu: Viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh
Ngày nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, có rất nhiều các trang mạng xã hội với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube,…đã cho thấy được sự thu hút rất mạnh của những ứng dụng này. Đặc biệt, thế hệ trẻ nắm bắt xu hướng rất nhanh, tinh nhạy trước những thay đổi của việc sử dụng Internet thì việc sử dụng thường xuyên, liên tục các ứng dụng này là đều tất yếu. Hầu hết giới trẻ hiện nay đều có những tài khoản mạng xã hội riêng như Facebook, Zalo, Instagram,…chúng ta có thể được tự do bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc trên những ứng dụng này. Mạng xã hội có thể giúp chúng ta cập nhật tin tức hằng ngày, lưu giữ nhiều kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh đẹp hay nhiều video thú vị. Mạng xã hội cũng giúp kết nối mọi người xung quanh lại với nhau, có thể trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những người bạn mới ở nhiều nơi, những người chưa từng gặp hay quen biết từ trước. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm nội dung, thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng có ích cho việc tìm tài liệu. Có rất nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập cho bản thân, vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng. Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn, tiện ích của Facebook, Zalo,... Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ, được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trẻ khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới. Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy biết cách sử dụng mạng xã hội đừng quá phụ thuộc vào những ứng dụng ảo đó, nó có thể khiến chúng ta nghiện bất cứ lúc nào mà không hay biết. Bản thân phải tự nhận thức được những điều tích cực mà mạng xã hội mang lại và hãy tránh xa những điều tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội.
Đoạn văn mẫu: Viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh
Cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều người cho rằng giới trẻ không thể sống thiếu mạng xã hội đặc biệt là Facebook. Việc giới trẻ sử dụng mạng xã hội tuy có nhiều mặt tích cực phục vụ cho cuộc sống nhưng bên cạnh đó, mạng xã hội cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống giới trẻ. Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook là một trang mạng thu hút nhiều bạn trẻ sử dụng. Đó là nơi giao lưu, kết bạn, nói chuyện, cập nhật tin tức của rất nhiều người. Facebook trước hết là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân. Facebook là nơi có thể đăng tải những hình ảnh, clip, chia sẻ những tâm tư, tâm trạng, hỏi thăm bạn bè. Facebook như một cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng kỉ niệm của chúng ta và bạn bè. Đó cũng là trang mạng truyền tải những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống đến với mọi người. Thông qua việc sử dụng Facebook, mọi người biết được người thân, bạn bè đang gặp khó khăn gì để hỏi thăm, giúp đỡ, hay những tin vui của gia đình, bạn bè mà cùng nhau chung vui, chúc mừng. Facebook còn là trang mạng nơi chúng ta học tập và tìm tòi nhiều kiến thức mới. Bên cạnh những lợi ích mà Facebook đem lại, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook rất ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và việc học hành của các bạn trẻ, các em học sinh. Nhiều bạn trẻ dùng facebook như một nơi để giải tỏa phiền muộn, bất cứ chuyện gì bực mình ở đâu cũng đem lên Facebook cho mọi người bàn luận hay dùng Facebook để mắng chửi người khác một cách công khai. Facebook là nơi kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ chỉ thích nói chuyện với người trên mạng mà lãng quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin trong cuộc sống. Điều đó có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop. Nhiều bạn sao nhãng việc học hành chỉ vì dành thời gian lướt Facebook, nhiều bạn quên cả việc đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút. Nguyên nhân của việc giới trẻ sử dụng Facebook một cách rộng rãi có lẽ chính là do sự hấp dẫn, mới lạ, tính giải trí cao trong việc sử dụng Facebook. Thời gian của đời người thật ngắn ngủi, không nên tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại cho bản thân. Vì vậy, phải biết quý trọng thời gian, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Vậy nên, hãy tránh xa những tệ nạn mà mạng xã hội mang lại tập trung phát triển khả năng học tập của bản thân, trao dồi thêm nhiều kinh nghiệm mới từ thực tiễn cuộc sống.
Đoạn văn mẫu: Viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng cao. Mạng facebook được tạo ra đã giúp cho mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, tưởng chừng Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng ngày càng nhiều người sử dụng với mục đích không tốt, khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện facebook lại càng phổ biến ở nhiều bạn trẻ. Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg sáng tạo ra cho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng cách địa lý, chỉ cần có mạng Internet, họ có thể sử dụng Facebook để liên lạc. Nghiện mạng xã hội facebook là hiện tượng người sử dụng luôn chăm chăm vào mạng facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không thể sống được nếu thiếu facebook. Facebook ngày càng phổ biến với nhiều tiện ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng facebook nhiều nhất, và thời gian đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Giới trẻ là độ tuổi sử dụng facebook nhiều nhất và nhiều bạn trẻ không thể rời xa facebook luôn cằm trên tay điện thoại để lướt thông tin. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện Facebook. Khi nhu cầu kết bạn tăng, đặc biệt kết bạn toàn cầu thì người sử dụng facebook muốn dành nhiều thời giờ sử dụng và lâu dần trở thành thói quen. Trên mạng xã hội, người sử dụng được bày tỏ quan điểm của mình, chia sẻ những thông tin trên trang cá nhân của mình làm nhiều người tò mò chú ý. Đó chỉ là mạng xã hội ảo, nên họ luôn có quan điểm nếu bị chỉ trích cũng không sợ vì tất cả chỉ là ảo. Điều này càng thu hút người sử dụng online Facebook nhiều hơn. Trên mạng xã hội, người dùng có thể ẩn danh tính, không cần phải là chính mình nên họ càng muốn dùng facebook nhiều hơn. Hơn thế, nhiều bạn trẻ nổi tiếng nhờ Facebook bởi vậy vì mong muốn nổi tiếng mà nhiều người dùng facebook để tăng độ phổ biến của mình. Mạng xã hội Facebook có rất nhiều lợi ích tốt, tuy nhiên "nghiện" Facebook lại là hiện tượng xấu gây ra nhiều tác hại đối với mỗi cá nhân cũng như xã hội. Nghiện Facebook chỉ tổn tốn thời gian thì giờ của chúng ta. Thời gian lướt Facebook đó có thể dành cho đọc sách, học tập hay tham gia nhiều hoạt động bổ ích khác nhau. Facebook là mạng xã hội còn nhiều lỗ hổng. Thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng bị đánh cắp. Nhiều người giả danh lập ra những tài khoản đi lừa đảo người khác gây ảnh hưởng đến danh tiếng người khác và nhiều trường hợp vi phạm đến luật lệ. Nghiện Facebook gây ra hiện tượng sống ảo khiến con người đắm chìm ở thế giới ảo, tự tin, mặc cảm với bản thân, đố kị, và phát ngôn ngày càng thiếu suy nghĩ, trở thành những anh hùng bàn phím bình luận bừa bãi gây nên nhiều cuộc tranh cãi không đáng có. Mỗi bản thân phải quản lý thời gian sử dụng hợp lý, tự ý thức được bản thân mình. Nhà nước phải đưa ra các chính sách sử dụng phù hợp và quản lý chặt chẽ các trường hợp xấu. Như Trung Quốc xây dựng những nhà cai nghiện Facebook cho trẻ em để chúng thoát khỏi những tác hại xấu của nghiện facebook. Còn đối với học sinh luôn đề cao học tập, sử dụng facebook là công cụ giải trí, kết bạn lành mạnh dưới sự quản lý của cha mẹ, nhà trường. Cuộc sống còn nhiều điều thú vị đợi chúng ta khám phá. Hãy là một người dùng mạng xã hội thông minh đừng quá đắm chìm vào thế giới ảo đó.
Lưu ý, thông tin về: Những mẫu viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh? chỉ mang tính chất tham khảo!
Những mẫu viết bài nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh? (Hình từ Internet)
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
- Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
- Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
- Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
- Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
- Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:
- Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
- Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.
- Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
- Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];