Kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên, giảng viên năm 2025 cụ thể ra sao?
Chi tiết Kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên, giảng viên năm 2025? Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo gồm những gì?
Kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên, giảng viên năm 2025 cụ thể ra sao?
Dưới đây là thông tin Kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên, giảng viên năm 2025 cụ thể ra sao:
Ngày 28 tháng 4 năm 2025, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương ban hành Hướng dẫn 09-HD/BTGTW năm 2025 Hướng dẫn bồi dưỡng, tập huấn lý luận chính trị hè cho đội ngũ giảng viên, giáo viên hệ thống giáo dục quốc dân và sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên năm 2025.
Theo đó:
Lao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
*Bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, giáo viên
[1] Đối tượng bồi dưỡng, tập huấn
- Giảng viên giảng dạy 05 môn lý luận chính trị; giáo viên dạy môn giáo dục chính trị; giáo viên dạy chính trị và pháp luật; giáo viên dạy môn giáo dục công dân (ở các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên); giáo viên tiểu học dạy môn đạo đức;
- Cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp;
- Giáo viên chủ nhiệm các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên;
- Ban chấp hành Đoàn thanh niên tại các cơ sở giáo dục phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
[2] Thời gian
Trong tháng 7/2025 (từ 3- 4 ngày)
[3] Phương thức tiến hành
- Kết hợp giữa nghe báo cáo viên trình bày với tự nghiên cứu tài liệu, tổ chức trao đổi, thảo luận.
- Có thể tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến để đảm bảo các giảng viên, giáo viên đều được tập huấn, bồi dưỡng.
[4] Nội dung bồi dưỡng, tập huấn
- Những nhận thức mới và sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Sự phát triển nhận thức, tư duy lý luận của Đảng qua 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước; Những nội dung cơ bản, cốt lõi của lý luận về đường lối đổi mới của Đảng.
- Những thành tựu, hạn chế, vấn đề đặt ra trong thực tiễn xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; quan điểm, định hướng, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.
- Một số nội dung cốt lõi, nội dung mới trong báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng.
- Phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; - Trao đổi, thảo luận những vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ từ thực tiễn giảng dạy lý luận chính trị.
- Các nội dung khác về chuyên môn, nghiệp vụ hằng năm theo kế hoạch của ban, bộ, ngành, địa phương.
- Thông tin nội dung tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động có hiệu lực hiệu quả.
- Công tác giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, hoài bão, ý chí, khát vọng cống hiến, trách nhiệm đối với đất nước và xã hội cho học sinh, sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện.
[5] Tài liệu học tập
- Tài liệu bồi dưỡng Những vấn mới về lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Lý luận về đường lối đổi mới của Đảng.
- Tài liệu học tập chuyên đề toàn khóa “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc” do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn và chuyên đề học tập năm 2025 do bộ, ngành, địa phương, cơ quan đơn vị biên soạn.
- Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và tài liệu hướng dẫn thảo luận.
- Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt các văn kiện Hội nghị lần thứ Mười do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn.
- Các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do ban, bộ, ngành, địa phương chuẩn bị.
- Các tài liệu khác do cấp ủy địa phương cung cấp (nghị quyết đảng bộ, chương trình kế hoạch hành động của địa phương ...).
*Sinh hoạt chính trị đầu khóa của học sinh, sinh viên
[1] Nội dung, phương pháp tiến hành
- Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo lựa chọn các nội dung tại mục 1.4 Hướng dẫn 09-HD/BTGTW năm 2025 và bổ sung các vấn đề liên quan đến thanh thiếu niên để xây dựng nội dung tuần sinh hoạt đầu khoá cho sinh viên, học viên.
- Các cơ sở giáo dục bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo, đổi mới để phù hợp với điều kiện thực tế.
- Trong quá trình triển khai thực hiện cần gắn việc học tập với các hoạt động của Đoàn trường và nội dung các cuộc vận động do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động.
[2] Thời gian
Các cơ sở giáo dục chủ động lựa chọn thời gian cho phù hợp điều kiện thực
tế để tổ chức có hiệu quả.
Lưu ý: Ngoài thông tin Kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên, giảng viên năm 2025 cụ thể ra sao? còn có thể tham khảo khảo thêm các thông tin dưới đây:
>>>>>> Khi nào bắt đầu bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên, giảng viên năm 2025 theo Hướng dẫn 09?
>>>>>> Hướng dẫn minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất?
Kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên, giảng viên năm 2025 cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo gồm những gì?
Căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, cụ thể như sau:
Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non.
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Từ khóa: Kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè bồi dưỡng chính trị hè cho giáo viên sinh hoạt chính trị đầu khóa Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo hướng dẫn luận văn thạc sĩ cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;
Bài viết mới nhất

Bài viết xem nhiều nhất
