Tổng hợp 5 mẫu viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái?
Tổng hợp 5 mẫu viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái? Tuổi của học sinh tiểu học? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học?
Tổng hợp 5 mẫu viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái?
Dưới đây là tổng hợp 5 mẫu viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái học sinh có thể tham khảo:
Đoạn văn mẫu 1: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao đẹp và cần thiết nhất của con người, thể hiện qua sự yêu thương, chia sẻ và sẵn lòng giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. Trong cuộc sống, không ai có thể sống tách biệt hoàn toàn; chính tình yêu thương và sự thấu hiểu giữa người với người đã giúp xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Lòng nhân ái không chỉ là hành động giúp đỡ vật chất, mà còn là sự cảm thông, là lời động viên, là sự tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Người có lòng nhân ái luôn mang đến nguồn năng lượng tích cực, là cầu nối để gắn kết con người với nhau. Ngược lại, xã hội sẽ trở nên lạnh lẽo và vô cảm nếu thiếu đi những tấm lòng biết yêu thương. Bản thân mỗi người cần rèn luyện lòng nhân ái từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ bạn bè, chia sẻ với người yếu thế, hay đơn giản là một nụ cười thân thiện. Bởi vì, “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Lòng nhân ái là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn, là cầu nối giữa con người với con người. Sống có lòng nhân ái không chỉ giúp chúng ta trở thành người tử tế, mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng đầy yêu thương và sẻ chia. Mỗi người hãy biết sống vì nhau, để yêu thương được lan tỏa, và lòng tốt trở thành điều bình thường trong cuộc sống.
Đoạn văn mẫu 2: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Lòng nhân ái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người và cả xã hội. Lòng nhân ái giúp cho con người xích lại gần nhau hơn, gắn kết bền chặt với nhau hơn. Nó tạo nên một khối đoàn kết mạnh mẽ khó có thể tách rời, tạo nên sức mạnh của tập thể. Điều này đã được chứng minh trong suốt chặng dài lịch sử của dân tộc Việt Nam trong những năm kháng chiến oanh liệt. Những người đứng lên trong khốn khó, đùm bọc lẫn nhau, yêu thương lẫn nhau và hi sinh vì nhau bằng tình yêu thương chân thành mà rộng hơn là lòng yêu nước. Sức mạnh của lòng nhân ái, của sự đoàn kết ấy không một kẻ thù nào đánh bại được. Sức mạnh của lòng nhân ái còn được thể hiện ở sự lan tỏa. Lòng nhân ái có sức lan tỏa vô cùng lớn. Nó có ảnh hưởng tích cực làm thay đổi suy nghĩ và hành động của con người trong xã hội. Khi bạn làm một việc thiện, việc thiện ấy sẽ được đón nhận và trao gửi tới nhiều người khác nữa. Như kênh VTV24 có chương trình “Người tử tế” hay "Cặp lá yêu thương” là những chương trình tôn vinh những tấm gương, những con người biết giúp đỡ người khác, giúp ích cho xã hội. Lòng tốt, lòng nhân ái của những con người ấy đã truyền cảm hứng tích cực đến rất nhiều người. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều người chỉ biết nhận mà không biết cho đi yêu thương. Sống bàng quan với cuộc sống, sống vô cảm với mọi người xung quanh. Những con người đó đang tự bó mình, tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Họ cần có những thay đổi trong chính nhận thức của mình để hòa nhập hơn với cuộc sống.
Đoạn văn mẫu 3: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Lòng nhân ái là một trong những giá trị đạo đức cốt lõi, góp phần làm nên vẻ đẹp của tâm hồn con người. Trong cuộc sống hiện đại đầy biến động, khi mà con người đôi lúc trở nên thờ ơ với nhau, thì lòng nhân ái lại càng trở nên quý giá và cần được giữ gìn, lan tỏa. Trước hết, lòng nhân ái là sự yêu thương, chia sẻ và cảm thông giữa con người với con người. Đó có thể là sự giúp đỡ vật chất với người nghèo khó, là hành động che chở người yếu thế, hay đơn giản chỉ là một lời động viên đúng lúc. Khi chúng ta biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu và sẵn lòng giúp đỡ, đó chính là biểu hiện rõ ràng của lòng nhân ái. Chính tình yêu thương ấy đã giúp con người xích lại gần nhau hơn, cùng vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Lòng nhân ái không chỉ giúp ích cho người khác mà còn làm giàu đẹp tâm hồn của chính mình. Khi giúp đỡ ai đó, chúng ta không chỉ mang lại niềm vui cho họ, mà còn cảm thấy hạnh phúc vì bản thân trở nên có ích. Lòng nhân ái giúp mỗi người sống tích cực hơn, biết quan tâm và mở rộng trái tim. Những người sống nhân ái thường có tinh thần lạc quan, được người khác yêu mến, tin tưởng và xã hội cũng trân trọng họ hơn. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, vẫn còn tồn tại không ít biểu hiện của sự vô cảm, ích kỷ. Một số người chỉ biết sống cho bản thân, thờ ơ trước nỗi đau của người khác, thậm chí còn lợi dụng lòng tốt của người khác để trục lợi. Những hành vi ấy không chỉ đáng phê phán mà còn làm suy giảm các giá trị đạo đức truyền thống. Do đó, việc nuôi dưỡng và lan tỏa lòng nhân ái là điều rất cần thiết để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết.
Đoạn văn mẫu 4: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Cuộc sống hoàn toàn vô nghĩa nếu không có lòng nhân ái. Lòng nhân ái là một thứ tình cảm vô cùng liêng liêng giữa con người đối với con người. Là sự yêu thương, đùm bọc và chăm sóc lẫn nhau môi khi ai đó có hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ. Khi mang tình yêu thương của chúng ta đến với người khác thì trong tâm hồn ta có cảm giác rất bình yên và vui sướng khi được làm một điều có ích cho xã hội. Thật không khó nói về lòng nhân ái ở Việt Na, tấm gương cao cả nhất mà được nhiều người học tập và làm theo chính là Bác Hồ. Nếu chúng ta biết hi sinh vì người khác thì chắc chắn cũng sẽ có những người đáng hi sinh cho chúng ta. Lòng nhân ái sẽ giúp những con người đang ở con đường không tốt quay trở về con đường chân chính của đời người. Nó cũng đánh giá phẩm chất và đạo đức của chúng ta môi khi chúng ta thể hiện lòng nhân ái đối với một ai đó. Phải lên án và phê phán cực cao đối với những hành vi coi thường người nghèo, người già hay trẻ em cơ nhỡ. Những hành vi này được coi là vô đạo đức, vô nhân tính và không có lòng nhân ái. Vì vậy, hãy là một con người tốt và có ích cho xã hội, giúp đỡ và thể hiện lòng nhân ái đối với người khác dù chỉ là một việc nhỏ.
Đoạn văn mẫu 5: Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái
Để khuyên nhủ con người sống với nhau bằng tình cảm yêu thương chan hòa, ông cha ta đã sáng tác câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì những tình cảm đó càng phải được đề cao, đặc biệt là lòng nhân ái. Lòng nhân ái là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Rộng hơn nữa chính là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết. Lòng nhân ái là một đức tính tốt và cũng là một trong những tiêu chí, là thước đo để đánh giá đạo đức, nhân cách của con người. Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu. Người có lòng nhân ái là những người luôn sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Họ cũng là những người luôn yêu thương mọi người, sẵn sàng cho đi mà không mong nhận lại, không ích kỉ nhỏ nhen, tính toán thiệt hơn với người khác; sống chan hòa với mọi người xung quanh, luôn mang những điều tích cực đến cho mọi người và lan tỏa được những thông điệp, hành động tốt đẹp ra xã hội. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống ích kỉ, lạnh lùng vô cảm mặc kệ đồng loại, chỉ biết đến bản thân mình. Lại có những người tự tách biệt mình với xã hội,… những người này cần thay đổi quan điểm sống nếu muốn cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn. Là chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần biết yêu thương mọi người, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với những người xung quanh cũng như giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh để thấy cuộc đời thật đáng sống. Cuộc sống là do ta làm chủ, hãy trở thành một người chủ có lòng nhân ái, có trái tim nhân hậu, đong đầy yêu thương.
Lưu ý, thông tin về tổng hợp 5 mẫu viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái? ? chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp 5 mẫu viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái? (Hình từ Internet)
Tuổi của học sinh tiểu học được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:
- Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.
- Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học?
Căn cứ tại Điều 34 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Từ khóa: viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái nghị luận xã hội lòng nhân ái mẫu viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái học sinh tiểu học nhiệm vụ của học sinh tiểu học
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;