Chỉ số mỡ máu là gì? Chỉ số cho chúng ta biết gì về tình hình sức khỏe hiện tại của cơ thể?

Chỉ số mỡ máu là gì? Kỹ thuật viên có được thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm trong quá trinh xét nghiệm không? Nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm có bao gồm xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị y tế?

Đăng bài: 15:46 23/04/2025

Chỉ số mỡ máu là gì? Chỉ số cho chúng ta biết gì về tình hình sức khỏe hiện tại của cơ thể?

Chỉ số mỡ máu là các chỉ số thể hiện lượng chất béo đang lưu thông trong máu: cholesterol và triglyceride. Trong đó, cholesterol có hai loại chính:

- LDL - thường gọi là "cholesterol xấu", nếu quá cao sẽ dễ gây tắc nghẽn mạch máu;

- HDL - "cholesterol tốt", giúp làm sạch mỡ thừa khỏi máu. Triglyceride là một dạng mỡ khác, nếu tích tụ quá nhiều cũng có thể gây hại cho tim mạch.

Việc xét nghiệm mỡ máu giống như kiểm tra hệ thống luw thông máu trong cơ thể có đang  bị tắc hay hoạt động quá tải không. Khi bị rối loạn mỡ máu, lối sống là thứ tác động rất nhiều lên quá trình điều trị và phải dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.

Chỉ số mỡ máu được coi là tốt hay xấu sẽ phụ thuộc vào từng thành phần cụ thể trong xét nghiệm:

- Cholesterol toàn phần được xem là bình thường khi dưới 200 mg/dL.

- Từ 200 đến 239 mg/dL là mức cảnh báo

- Trên 240 mg/dL là cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Với LDL thì chỉ số lý tưởng là dưới 100 mg/dL. Nếu chỉ số này càng cao, nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ càng lớn.

Ngược lại, HDL nên ở mức cao. Với nam giới nên đạt tối thiểu 40 mg/dL, còn nữ giới là 50 mg/dL.

Khi HDL quá thấp, cơ thể sẽ không đủ khả năng loại bỏ mỡ thừa ra khỏi máu.

Triglyceride hay mỡ trung tính cũng là một chỉ số quan trọng. Dưới 150 mg/dL là mức bình thường, còn từ 200 mg/dL trở lên được xem là cao và có thể gây ra nhiều vấn đề cho tim và tụy. Nói cách khác, LDL và triglyceride càng thấp càng tốt, HDL càng cao càng tốt, và cholesterol toàn phần nên giữ dưới 200 mg/dL để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Chỉ số mỡ máu là gì? Chỉ số cho chúng ta biết gì về tình hình sức khỏe hiện tại của cơ thể? mang tính tham khảo.

Chỉ số mỡ máu là gì? Chỉ số cho chúng ta biết gì về tình hình sức khỏe hiện tại của cơ thể?

Chỉ số mỡ máu là gì? Chỉ số cho chúng ta biết gì về tình hình sức khỏe hiện tại của cơ thể? (Hình từ Internet)

Kỹ thuật viên có được thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm trong quá trinh xét nghiệm không?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 49/2018/TT-BYT (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) quy định người được giao lấy, tiếp nhận mẫu xét nghiệm trong quá trình thực hiện xét nghiệm như sau:

Quản lý quá trình thực hiện xét nghiệm

1. Lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm

a) Việc lấy mẫu bệnh phẩm, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm của người bệnh phải căn cứ vào phiếu yêu cầu xét nghiệm (bản giấy hoặc bản điện tử) có đủ các mục theo mẫu hồ sơ bệnh án, có chữ ký của bác sỹ chỉ định;

b) Việc lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm được thực hiện tại các khoa lâm sàng, khoa khám bệnh, khoa xét nghiệm hoặc lấy mẫu bệnh phẩm tại nơi cư trú của người bệnh. Trường hợp người bệnh đang cấp cứu, chăm sóc cấp 1 hoặc theo chỉ định của bác sỹ thì thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm tại giường bệnh;

c) Điều dưỡng, kỹ thuật viên thực hiện việc lấy, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm; một số xét nghiệm đặc biệt do bác sỹ thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm theo yêu cầu chuyên môn;

d) Thiết bị y tế phục vụ việc lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải có đầy đủ, đúng quy cách, theo hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm của khoa xét nghiệm;

đ) Quản lý việc chuẩn bị dụng cụ, phối hợp với các khoa khám bệnh và khoa lâm sàng để kiểm tra, giám sát việc lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế;

e) Phân công người tiếp nhận, kiểm tra mẫu bệnh phẩm đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, bảo quản, thời gian, điều kiện vận chuyển và lưu trữ mẫu bệnh phẩm.

...

Như vậy, ngoài kỹ thuật viên thì điều dưỡng có được thực hiện lấy, tiếp nhận mẫu bệnh phẩm trong quá trinh xét nghiệm. 

Trừ trường hợp một số xét nghiệm đặc biệt do bác sỹ thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm theo yêu cầu chuyên môn. 

Nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm có bao gồm xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị y tế không?

Căn cứ khoản 6 Điều 11 Thông tư 49/2018/TT-BYT (có cụm từ bị thay thế bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) quy định nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm như sau:

Nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm

1. Chỉ đạo, tổ chức hoạt động của khoa theo đúng nội dung quản lý hoạt động xét nghiệm.

2. Phối hợp với các khoa lâm sàng và khoa khám bệnh (phòng khám) tổ chức công tác lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm, công tác thường trực xét nghiệm và phòng chống dịch liên tục 24 giờ/ngày.

3. Xây dựng và định kỳ cập nhật các quy trình quản lý chất lượng xét nghiệm, quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn để thủ trưởng cơ sở ban hành và áp dụng tại khoa xét nghiệm.

4. Sắp xếp khu vực làm việc khoa xét nghiệm liên hoàn, hợp lý, an toàn.

5. Phối hợp với các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng và người bệnh để tiếp nhận, xử lý các ý kiến phản hồi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ xét nghiệm.

6. Xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị y tế, hóa chất, thuốc thử phục vụ hoạt động xét nghiệm.

7. Là thành viên tham gia xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu về mua sắm, nhận thiết bị y tế,  hóa chất, thuốc thử cho hoạt động xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lĩnh vực chuyên môn.

8. Ký phiếu lĩnh hoá chất, thuốc thử, dụng cụ và nguyên vật liệu đáp ứng yêu cầu xét nghiệm.

9. Đầu mối phối hợp với các khoa lâm sàng để giám sát chất lượng xét nghiệm nhanh, xét nghiệm tại chỗ.

10. Tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học của khoa và đánh giá năng lực nhân viên.

11. Trực tiếp ký kết quả xét nghiệm hoặc phân công bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm, kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học trở lên ký kết quả xét nghiệm theo quy định.

12. Tham gia hội chẩn, kiểm thảo tử vong khi được yêu cầu.

13. Đối với trưởng khoa xét nghiệm có thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh, còn phải thực hiện thêm các nhiệm vụ sau đây:

a) Tổ chức và thực hiện các xét nghiệm giải phẫu bệnh và tế bào học;

b) Thực hiện công tác khám nghiệm tử thi và xét nghiệm vi thể theo đúng quy định của pháp luật về giải quyết người bệnh tử vong;

c) Bảo quản các tiêu bản giải phẫu bệnh theo đúng quy định; cung cấp tài liệu giải phẫu bệnh khi có ý kiến của thủ trưởng đơn vị;

d) Chỉ định, phân công người phẫu thuật tử thi và đọc kết quả.

Như vậy, nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm bao gôm cả công việc xây dựng kế hoạch mua sắm thiết bị y tế, hóa chất, thuốc thử phục vụ hoạt động xét nghiệm.

9 Nguyễn Minh Thư

Từ khóa: Chỉ số mỡ máu Chỉ số mỡ máu là gì lấy mẫu bệnh phẩm kỹ thuật viên quá trinh xét nghiệm Nhiệm vụ của trưởng khoa xét nghiệm

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...