Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV xem xét thông qua 34 luật quan trọng? Điều kiện làm đại biểu Quốc hội?
Xem xét thông qua 34 luật quan trọng tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV như thế nào?
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV xem xét thông qua 34 luật quan trọng?
Vào ngày 05 tháng 05 năm 2025 sẽ khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dự kiến bế mạc ngày 30/6/2025, theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Theo đó, Kỳ họp được chia làm 02 đợt bao gồm:
- Đợt 1: từ ngày 5/5 đến ngày 29/5/2025;
- Đợt 2: từ ngày 11/6 và dự kiến bế mạc ngày 30/6/2025
Trong đó, tại dự kiến chương trình và nội dung của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV được Cổng Thông tin điện tử Quốc hội giới thiệu thì kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV xem xét thông qua 34 luật quan trọng như sau:
1. Bộ luật Hình sự (sửa đổi); 2. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân (trường hợp đủ điều kiện thì xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9); 3. Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi); 4. Luật Công nghiệp công nghệ số; 5. Luật Hóa chất (sửa đổi); 6. Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; 7. Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi); 8. Luật Nhà giáo 9. Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); 10. Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp 11. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); 12. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); 13. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (trường hợp chuẩn bị tốt, đủ điều kiện thì xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 9); 14. Luật Thanh tra (sửa đổi); 15. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); 16. Luật Việc làm (sửa đổi); 17. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản và Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; 18. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; 19. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; 20. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 21. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng; 22. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; 23. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; 24. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; 25. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; 26. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; 27. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; 28. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; 29. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 30. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; 31. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; 32. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; 33. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; 34. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. |
Trong số 34 luật xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV có một số Bộ luật, Luật được quan tâm nhiều trong thời qua bao gồm: Luật Nhà giáo, Bộ luật Hình sự, Luật Cán bộ, công chức, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Việc làm.
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV xem xét thông qua 34 luật quan trọng? Điều kiện làm đại biểu Quốc hội?
Điều kiện làm đại biểu Quốc hội hiện nay như thế nào?
Theo Điều 22 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội 2020, để trở thành một Đại biểu Quốc hội cần đáp ứng được các điều kiện sau:
Tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
1a. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Như vậy, thông qua quy định trên thì điều kiện làm đại biểu Quốc hội hiện nay như sau:
Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp
Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam
Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.
Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Từ khóa: Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV thông qua 34 luật Luật Cán bộ công chức Luật Nhà giáo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Luật Việc làm đại biểu Quốc hội
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;