Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Kế hoạch 116: Tỉnh Đồng Nai hoàn thành dự thảo Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã dự kiến trước ngày nào?
Tỉnh Đồng Nai hoàn thành dự thảo Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã dự kiến trước ngày nào? Tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Đồng Nai có nội dung như thế nào?
Kế hoạch 116: Tỉnh Đồng Nai hoàn thành dự thảo Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã dự kiến trước ngày nào?
Căn cứ theo tiểu Mục 4 Chương 2 Kế hoạch 116/KH-UBND có quy định cụ thể về Tỉnh Đồng Nai hoàn thành Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã dự kiến trước ngày 10/6/2025 như sau:
4. Lộ trình thời gian tổ chức thực hiện
....
h) Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Đơn vị chủ trì: Sở Nội vụ.
- Đơn vị phối hợp: UBND tỉnh.
- Thời gian hoàn thành: Dự kiến trước ngày 10/6/2025
....
Như vậy, theo Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2025 về triển khai Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị và Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng triển khai thực hiện Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về không tổ chức cấp huyện và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tại phần lộ trình thời gian tổ chức thực hiện có nêu rõ Hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. đối với dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đơn vị chủ trì là Sở Nội vụ và Đơn vị phối hợp là UBND tỉnh. Thời gian hoàn thành: Dự kiến trước ngày 10/6/2025
Xem chi tiết Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2025: Tại đây
Kế hoạch 116: Tỉnh Đồng Nai hoàn thành dự thảo Đề án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã dự kiến trước ngày nào?
Tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Đồng Nai có nội dung như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 4 Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2025 quy định về nội dung tổ chức thực hiện tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai các nội dung liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính, cụ thể:
+ Hướng dẫn việc thực hiện các công việc có liên quan thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, tạo thuận lợi tối đa cho quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, nhất là phương án không có tổ chức cấp huyện chuyển giao nhiệm vụ cho cấp xã; chủ động rà soát, đề xuất điều chỉnh phương án sắp xếp liên quan đến quy hoạch đến ngành, lĩnh vực quản lý.
+ Hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho người dân, doanh nghiệp theo thẩm quyền, tạo điều kiện cho người dân trong sinh hoạt và giao dịch ở đơn vị hành chính mới hình thành sau khi thực hiện sắp xếp.
+ Tham gia ý kiến đối với hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo chất lượng, thời gian theo tiến độ quy định; cung cấp các số liệu và phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng Đề án (nếu có yêu cầu), trực tiếp làm việc với các Bộ, ngành liên quan để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn và giải trình các ý kiến tham gia, thẩm định của các Bộ, ngành (nếu có) trong quá trình xây dựng Đề án.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Trình tự thủ tục thành lập giải thể nhập chia đơn vị hành chính điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính ra sao?
Căn cứ Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự thủ tục thành lập giải thể nhập chia đơn vị hành chính điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính như sau:
- Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
+ Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];