Đổi tên 20 Chi cục Hải quan thành Hải quan khu vực theo Nghị quyết 08, cụ thể ra sao?
Nghị quyết 08 quyết định đổi tên 20 Chi cục Hải quan thành Hải quan khu vực? Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Đổi tên 20 Chi cục Hải quan thành Hải quan khu vực theo Nghị quyết 08, cụ thể ra sao?
Vừa qua ngày 23/4/2025, Đảng Ủy Bộ Tài Chính đã ban hành Nghị quyết 08/NQ-ĐUBTC về phân công, phân công tác tổ chức, cán bộ và tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính.
2. Thông qua phương án tiếp tục sắp xếp lại một số tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, cụ thể như sau:
...
2.4. Tiếp tục sắp xếp các đơn vị ngành dọc của Bộ Tài chính ở địa phương để đảm bảo phù hợp với việc tổ chức đơn vị hành chính các cấp và đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ Tài chính, cụ thể:
...
c) Đối với cơ quan hải quan, dự trữ:
- Giữ nguyên số lượng 20 Chi cục Hải quan khu vực, 15 Chi cục Dự trữ nhà nước khu vực và điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Đổi tên Chi cục Hải quan khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực thành Hải quan khu vực, Dự trữ Nhà nước khu vực (quản lý trực tiếp các điểm kho).
...
Như vậy, theo Nghị quyết 08/NQ-ĐUBTC về việc thông qua phương án tiếp tục sắp xếp lại một số tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định:
Tiếp tục sắp xếp các đơn vị ngành dọc của Bộ Tài chính ở địa phương để đảm bảo phù hợp với việc tổ chức đơn vị hành chính các cấp và đáp ứng yêu cầu quản lý của Bộ Tài chính đối với cơ quan hải quan, dự trữ như sau:
- Giữ nguyên số lượng Chi cục Hải quan khu vực, Chi cục Dự trữ nhà nước khu vực;
- Điều chỉnh địa bàn quản lý để phù hợp với việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh;
- Đổi tên 20 Chi cục Hải quan khu vực, Chi cục Dự trữ Nhà nước khu vực thành Hải quan khu vực, Dự trữ Nhà nước khu vực (quản lý trực tiếp các điểm kho).
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc đổi tên 20 chi cục hải quan thành hải quan khu vực theo Nghị quyết 08/NQ-ĐUBTC.
Đổi tên 20 Chi cục Hải quan thành Hải quan khu vực theo Nghị quyết 08, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hải quan 2014 quy định như sau về tổ chức hải quan:
Hệ thống tổ chức Hải quan
1. Hệ thống tổ chức của Hải quan Việt Nam gồm có:
a) Tổng cục Hải quan;
b) Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
2. Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan; quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.
Như vậy, hệ thống tổ chức cơ quan hải quan Việt Nam gồm có:
- Tổng cục Hải quan;
- Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuôc trung ương;
- Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương.
Đối tượng nào phải làm thủ tục hải quan?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan
1. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
b) Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan:
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá nhân;
d) Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan;
đ) Hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan.
Như vậy, đối tượng phải làm thủ tục hải quan đó là:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, sản phẩm văn hóa, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;
- Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Không những vây, các đối tượng phải làm thủ tục hải quan còn phải chịu sự kiểm tra hải quan, chịu sự giám sát hải quan theo quy định của pháp luật.
Từ khóa: Chi cục Hải quan Hải quan khu vực nghị quyết 08 Dự trữ Nhà nước Chi cục Dự trữ Nhà nước cơ quan hải quan hệ thống tổ chức Chi cục Hải quan khu vực
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế thông tin chính thức từ nhà tuyển dụng;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;